Lean Canvas – Bạn muốn khởi nghiệp ? Lựa chọn công cụ chuẩn bị #1 để thành công

Lean Canvas
Giới thiệu Lean Canvas

Bạn đã vào được bài viết này về Lean Canvas ( Lean BMC ) này thì hẳn là bạn đã có mục tiêu về khởi nghiệp hay ít nhất là mong muốn tạo dựng ý tưởng vĩ đại đó trong đầu bạn.

Bạn đã đọc và biết về Business Model Canvas (BMC) nhưng thấy nó không phù hợp với việc khởi nghiệp? Hay là bạn đang tìm kiếm một công cụ còn hiệu quả và thiết thực hơn? Vậy thì bạn đã đến đúng nơi.

Bởi vì, Lean canvas là một phiên bản thân thiện, tinh gọn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác thực ý tưởng dựa trên dữ liệu cần thiết. Nó sẽ phù hợp cho quá trình đầu của một doanh nghiệp hay những nhà khởi nghiệp hơn là phiên bản gốc của nó là BMC

Trong khi Business Model Canvas (BMC) được tạo ra để cho chúng ta thấy một cái nhìn tổng quan nhất về Doanh nghiệp cùng đầy đủ những yếu tố để duy trì nó, tạo ra lợi nhuận thì Lean Canvas ( Lean BMC ) lại chính là bản cải tiến cho chính việc khởi nghiệp

Hãy cùng khám phá những gì bạn đang tìm kiếm nào !!

Business Model Canvas (BMC) là một công cụ xây dựng mô hình bán hàng tối tân được thiết kế bởi Alexander Osterwalder và Yves Pigneur. Trong cuốn sách Business Model Generation, hai ông đã mô tả đây là một mô hình kinh doanh gồm có 9 thành tố tương ứng với 9 trụ cột tạo nên tổ chức của một doanh nghiệp. Mục đích chính của nó là hỗ trợ công ty hợp nhất các hoạt động bán hàng bằng cách minh họa các tiêu chí đánh đổi tiềm năng.

 Nhờ sự trực quan và khái quát hóa nó đem lại thay vì phải nhìn vào đống số liệu và báo cáo dày cộp thì BMC nhanh chóng tạo được tiếng vang và nhận được sự tin dùng của những công ty, các nhà quản lý hay chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Việt Nam cũng đã tiếp thu và bắt đầu sử dung mô hình trong những năm gần đây khi mà phong trào khởi nghiệp tăng mạnh.

9 trụ cột trong mô hình kinh doanh Canvas đại diện cho 4 mặt chính của một đơn vị (khách hàng, thành quả, cơ sở vật chất và năng lực tài chính), bao gồm:

  1. phân khúc khách hàng (Customer Segments)

  2. phương án giá trị (Value Propositions)

  3. Kênh cung cấp (Channels)

  4. Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)

  5. Dòng doanh thu (Revenue Stream)

  6. nguồn tiềm lực chính (Key Resources)

  7. công việc chính (Key Activities)

  8. Đối tác chính (Key Partnerships)

  9. Cơ cấu chi phí (Cost Structure)

Tham khảo thêm :

Tất cả những gì bạn cần biết về Business Model Canvas

2. Lean Canvas là gì?

Đơn giản thì Lean Canvas vẫn sẽ là công cụ chuẩn bị và xác định trọng tâm như BMC nhưng thêm các yếu tố liên quan tới tính khả thi cũng như vấn đề thực tế nhằm đảm bảo sự sống còn của một Start-up

Ảnh giới thiệu Lean Canvas
Lean Canvas là một phần trong chiến lược khởi nghiệp ( Nguồn : business-docs )

Bản tinh gọn là để tránh sự thất bại của doanh nghiệp mới trong chiến dịch của họ hay là bị khách hàng bỏ qua

Với mục tiêu bắt đầu được ý tưởng giúp nó thành hình thay vì tập trung vào sự hoàn thiện hay kiếm lợi nhuận

Vì là bản điều chỉnh nên nó vẫn giữ nguyên đủ 9 yếu tố của BMC nhưng đã thay đổi mục tiêu cũng như những tiêu chí

Business Model Canvas
Bản Business Model Canvas tiêu chuẩn ( Nguồn : Internet )

 

4 thay đổi chính :

  • Đối tác chính ( Keys partners ) được đổi thành Vấn đề ( Problem )
  • Hoạt động chính ( Keys activities ) được đổi thành Giải pháp ( Solutions )
  • Quan hệ khách hàng ( Customers Relations ) được đổi thành Lợi thế ( Unfair advantage )
  • Nguồn lực chính ( Keys Resourse ) được đổi thành Thang đo chính ( Keys metrics )

2. Lean BMC vs BMC

Đi sâu vào phân tích 4 yếu tố trên ta có :

4 yếu tố khác biệt chính
4 yếu tố giúp phân biệt Lean BMC và BMC và mục đích của chúng ( Nguồn : Sao Kim Branding )

Khác với BMC lấy khách hàng và nguồn lực làm trọng tâm thì Lean BMC thể hiện rõ sự khác biệt khi tập trung hoàn toàn vào sản phẩm cũng như giải quyết vấn đề

BMC tập trung vào các yếu tố chính trên là hoàn toàn chính xác vì đó là đầu ra cũng như đầu vào của 1 doanh nghiệp thành công, ăn nên làm ra để kiếm tiền. Sự bao quát này là một trong những ưu điểm tốt nhất của BMC.

Lean Canvas ( Lean BMC ) thì tập trung vào 2 hoạt động mà như đã đề cập phía trên là : Chỉ dành cho khởi nghiệp

Một start-up thành công phải có một sức bật tốt dựa vào Phát triển sản phẩm ( Research and Development – R&D ) để phát triển nên một Lợi thế cạnh tranh ( Competitive advantage ) hay Điểm bán hàng độc nhất ( Unique selling point ) tạo nên được dấu ấn. Chứ không phải khách hàng hay nguồn lực thứ mà họ thời điểm này đều không có.

Thứ 2 là sự linh hoạt, một ông lớn phải có một nền tảng để lớn được như vậy nên họ sẽ bị trói buộc, còn với một start up non trẻ thì do chưa thành hình nên quá trình liên tục cải thiện ( make and break ) mới là yếu tố tạo ra tiền. Khi họ liên tục cập nhật, vá lỗi thì cũng là khi mà sẽ có những sự phát triển mà họ đang mong muốn và cần nhất

Những điểm khác biệt trên cũng chính là lý do vì sao ta cần định hướng lại một lần nữa

3. Tại sao bạn nên chọn Lean Canvas 

Như đã nói trên thì vì Lean Canvas chính là BMC : Bản cập nhật khởi nghiệp nên nếu bạn là mục tiêu của Lean Canvas thì bạn sẽ nhận được những tính năng đặc quyền đó :

Sự khác biệt
Các yếu tố “đặc quyền” ( Nguồn : Sao Kim Branding )

3.1. Dễ dàng

Chắc là bạn đã “bị click-bait” bài viết này vì chưa hoàn thành được BMC của bạn . Như đã hứa thì hẳn là bạn hẳn là đã hiểu hơn về các khái niệm cơ bản. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn nên chắc chắn nó đã dễ dàng hơn. Phần sau chính là các bước thực hiện chi tiết. Chắc chắn phần sau sẽ cho bạn thấy được liệu đó có phải là một quyết định đúng đắn hay không ( tùy thuốc vào bạn )

3.2. Lean ( Tinh gọn )

Như tên của nó thì bản Lean chắc hẳn phải ngắn gọn hơn. Vì chưa có những nguồn lực phức tạp và quy mô nên khi điền vào Lean Canvas bạn chỉ cần tập trung hoàn thiện được ý tưởng đó lên giấy và rồi sửa nó chứ không phải là coogn việc quản lý, liệt kê công kềnh

3.3.  Vũ khí sinh tồn

Để tồn tại và phát triển như một doanh nghiệp mới thì bạn phải có được những “vũ khí” là điểm mạnh của bạn để “tiêu diệt kẻ địch” và tư duy về cách để doanh nghiệp của bạn còn sống thì mới có thể tiếp tục được. Đã được phân biệt phía trên thì khi bạn điền vào Lean Canvas bạn sẽ  tập trung được vào đúng 2 yếu tố chính giúp bạn thành công :

  • Lợi thế cạnh tranh ( Hay lợi thế bất công ) là những điểm sẽ giúp bạn tạo chỗ đứng trên thị trường
  • Giải quyết vấn đề ( Problem solving ) có chỗ đứng rồi thì phải linh hoạt chuyển mình để dành chiến thằng mà đứng được đúng chỗ đó

3.4. Sự khả thi

Là một ý tưởng hay hưng không được xa rời thực tế chắc là lời khuyên được nghe nhiều nhất trong giới khởi nghiệp. Với những công cụ đã tách biệt phía trên cũng như Mục các trị số thì chưa biết là liệu bạn có thành công hay không nhưng chắc chắn nó đã khả thi hơn rồi

4. Cách xây dựng Lean Canvas

#1: Customer Segments – Phân khúc khách hàng

Hãy bắt đầu bằng cách xác định khách hàng mục tiêu.

Nhiều Startup Founder mắc phải một quan niệm sai lầm phổ biến gọi là “Ai cũng là khách hàng của tôi”.

Ban đầu, bạn cần thu hẹp phân khúc khách hàng càng chính xác càng tốt.

Sau này phát triển, bạn có thể mở rộng nó nếu muốn.

Điều này cũng rất cần thiết để tách biệt người dùng và khách hàng. Một ví dụ điển hình là một ứng dụng dành cho trẻ em, trong đó người dùng (trẻ em) và khách hàng (phụ huynh) là các phân khúc khác nhau.

Trong trường hợp này, hãy đánh dấu từng danh mục bằng các màu khác nhau để đảm bảo dễ dàng phân biệt

 

#2: Problem- Vấn đề

Trong phần này, bạn cần đề cập đến các vấn đề của khách hàng mà sản phẩm của bạn muốn giải quyết.

Trong trường hợp bạn có một số phân khúc khách hàng với các vấn đề khác nhau, bạn có tạo các bản Lean canvas riêng.

Existing Alternatives: Giải pháp thay thế

Ở dưới phần vấn đề có các giải pháp thay thế hiện có. Nó được thiết kế để chứa các đối thủ cạnh tranh của bạn đang giải quyết các vấn đề tương tự.

Đây là những đối thủ bạn sẽ cạnh tranh để giành lấy khách hàng từ họ.

#3: Revenue Streams – Luồng doanh thu

Tuy mục tiêu của bạn chưa phải là kiếm tiền hay không thì bạn cũng pahir hoàn thành mục này cho mục tiêu dài hạn của bạn

Nguồn này là đến từ sản phẩm? Dịch vụ? Đối tác? Hãy liệt kê ra trước và bạn có thể đi chi tiết sau

Lean Canvas có thể là giải pháp tưc thời của bạn nhưng nó cũng là định hướng tương lai của bạn và daonh nghiệp nào lại không muốn tạo ra tiền chứ

#4: Solution – Giải pháp

Đã xác định được vấn đề của khách hàng ở phía trên thì bạn hãy tiếp tục với những ý tưởng để giải quyết nó ở đây

Dù là nó có khớp với sản phẩm hiện nay hay phải phát triển một sản phẩm mới thì giải pháp là không thể thiếu

#5: Unique Value Proposition – Đề xuất Giá trị Duy nhất

 

Không phải ngẫu nhiên mà phần này chiếm vị trí trung tâm trong canvas. Unique Value Proposition là một thông điệp ngắn gọn nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

Ý tưởng là mô tả tính độc đáo của sản phẩm của bạn và thể hiện sự khác biệt chính của sản phẩm so với các sản phẩm thay thế khác.

Khách hàng nên hiểu tại sao họ cần và muốn nó.

#6: Channels – Kênh

Ngay cả ý tưởng đột phá nhất trên thị trường cũng có thể thất bại nếu khách hàng không biết về nó.

Trong phần này, bạn nên chỉ định các kênh truyền thông để tiếp cận khách hàng mục tiêu của bạn (đã được xác định trong phần phân khúc khách hàng)

Các kênh trong Lean canvas có thể bao gồm các tùy chọn: Offline / Online và Kênh trả phí / Kênh miễn phí để cung cấp thông tin về sản phẩm của bạn cho người dùng cuối.

Ví dụ như website, Fanpage, Email, Quảng cáo (Google / Facebook / Zalo), Content Marketing, Youtube…

Đối với Startup các kênh Free là rất quan trọng để tiết kiệm chi phí ví dụ như SEO, Fanpage, Youtube, Content Marketing

 

Đọc thêm :

  •  Cách tạo một chiến dịch truyền thông thành công giúp bạn bước này

Cách để xây dựng bài truyền thông

Xây dựng 1 chiến lược truyền thông. Tại sao không?

  • Dùng Công cụ AIDA để Marketing tốt nhất

Mô hình AIDA- Top 1 Nghệ thuật truyền thông Marketing online

 

#7: Key Metrics – Các chỉ số chính

Đây là phần thực tế nhất của Lean Canvas

Khác biệt với BMC chỉ có các con chữ thì bạn nên thêm các chỉ số cơ bản nhất của bạn vào đây, tài chính, chỉ số phát triển , thị phần v…v…

Hãy đảm bảo đây là nơi bạn “tỉnh mộng”

#8: Cost Structure – Cơ cấu chi phí

Phần này chứa tất cả các loại chi phí. Chúng có thể bao gồm chi phí thuê văn phòng, phần cứng, tuyển dụng, nghiên cứu thị trường, v.v.

Mô hình Lean canvas không bắt buộc bạn phải nhìn xa trông rộng. Nó đủ để thu hẹp khoảng thời gian của bạn đến một mốc cụ thể như bản phát hành đầu tiên, khách hàng đầu tiên.

Sau khi điền vào ô, bạn có thể cân đối nó với các nguồn thu nhập. Bằng cách đó, bạn như một nhà khởi nghiệp phải gọi vốn sẽ nhận được câu trả lời cho những câu hỏi như:

  • Cần bao nhiêu lần bán hàng để trả hết các khoản đầu tư?
  • Điểm hòa vốn ở đâu?

#9: Unfair Advantage – Lợi thế độc quyền

Thuật ngữ này mô tả một lợi thế, điểm đặc biệt về ý tưởng của bạn mà đối thủ cạnh tranh của bạn không thể sao chép hoặc có được theo bất kỳ cách nào.

Lợi thế độc quyền có thể bao gồm danh tiếng tốt, quyền truy cập độc quyền vào một số dữ liệu, quyền hạn cá nhân, cộng đồng và quyền lực bổ sung khác.

Bạn cũng không cần thiết phải tìm kiếm lợi thế cạnh tranh của bạn ngay bây giờ – bạn có thể điền vào ô này sau khi một số thứ khác bắt đầu theo ý bạn.

Sau khi bạn đã lấp đầy tất cả các ô, công việc của bạn với lean canvas vẫn chưa kết thúc. Công cụ này cần được cập nhật khi bạn nhận được phản hồi mới từ khách hàng của mình.

NOTE: Rất khó để tạo ra và duy trì lợi thế độc quyền từ tính năng sản phẩm. Thay vào đó, bạn có thể phát triển các điểm độc đáo nhỏ, nhất quán trên các phương diện khác nhau để hưởng lợi từ sự khác biệt tổng thể (Phương pháp này khó sao chép hơn)

 

Đọc ngay : Mô hình 5 nguồn lực cạnh tranh – Case study Vinamilk

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter & Case Study Vinamilk

5. Ví dụ về mô hình Lean Canvas

Biết được phương pháp rồi thì chúng ta phải có Ví dụ làm rõ. Những Start-up dưới đây đề đã trở thành những tập đoàn tỷ dô và họ cũng được phát triển gần đây

Trong giai đoạn ra đời của Lean Canvas nên đã được ứng dụng thực tế để chúng ta có case study để học tập:

5 ông lớn này chính là : Skype – Tesle – Apple – Google – Facebook

 

Lean Canvas - Skype
Ví dụ : Bản mô hình của Skype ( Nguồn : litslink )
Lean Canvas - Tesla
Ví dụ : Bản mô hình của Tesla ( Nguồn : litslink )
Lean Canvas - Apple
Ví dụ : Bản mô hình của Apple ( Nguồn : litslink )
Lean Canvas - Google
Ví dụ : Bản Mô hình của Google ( Nguồn : litslink )
Lean Canvas - Facebook
Ví dụ : Bản mô hình của Facebook ( Nguồn : litslink )

Những ví dụ trên là điển hình vì sự thành công của những tập đoàn trên, thời gian phát triển cũng như các chiến dịch, mục tiêu thuở ban đầu của họ.

( Những công ty có thời gian thành lập trước khi ra đời Lean Canvas đã được điều chỉnh để thành tài liệu tham khảo )

Chi tiết thêm tại :

5 Lean Canvas Examples of Multi-Billion Startups [Template Inside]

Tổng kết

Bạn đã biết được những kiến thức cơ bản nhất về Lean Canvas, nó là gì và cách để hoàn thiện một bản Lean Canvas cho chính công cuộc khởi nghiệp của bạn. Những ví dụ của những start-up mà nay đã trở thành những siêu tập đoàn hẳn đã truyền cảm hứng cho bạn thêm để bắt đầu sự chuẩn bị cho hành trình của riêng bạn.

Vậy còn chờ gì nữa mà không ngồi xuống ngay để dành thời gian viết những dòng đầu tiên hoàn thành ý tưởng thành công đó đi !!

 

Họ và tên : Đinh Long Nhật

MSV : 2005033