Chúng ta vẫn biết ảnh hưởng tiêu cực của khí thải CO2 là rất lớn đến môi trường, và Việt Nam là 1 trong 5 nước bị tác động lớn nhất của việc biến đổi khí hậu. Vì vậy chúng ta cần phải hành động ngay để giải quyết việc biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và đó là trách nhiệm của mọi ngành kinh tế. Để giảm lượng khí thải carbon, các kiến trúc sư và nhà thiết kế cần phải thay đổi cách họ thiết kế nhà cửa. Và đó sẽ là những công trình mang xu hướng kiến trúc tương lai.
Thiết kế tuyệt vời là chưa đủ, chúng ta cần những công trình đạt được ngưỡng net-zero. Lượng khí thải CO2 mà các công trình xây dựng thải ra môi trường chiếm 39% tổng lượng khí thải toàn cầu. Vì vậy, việc cải tiến và thiết kế nhà ở hướng tới xả thải không carbon là rất cần thiết.
Vậy thì tiêu chuẩn Net-zero là gì? Hãy cùng tìm hiểu cùng tác giả nhé!
Nội dung bài viết
1. Net-zero building là gì?
Là sự kết hợp giữa cấu trúc tiết kiệm năng lượng và bảo vệ sức khỏe, được thiết kế thoải mái, tiện nghi và tính thẩm mỹ mà bạn mong đợi trong một ngôi nhà hiện đại. Nhờ vào lợi ích sinh thái, xu hướng hiệu suất năng lượng Net-zero cao đã ra đời và được hoan nghênh tại thị trường Bắc Mỹ.
Một số cải tiến của ngôi nhà kết hợp tiêu chuẩn Net-zero:
- Cửa sổ ba ngăn và kỹ thuật lắp kính hiện đại đã cải thiện hệ thống sưởi, làm mát và chiếu sáng vượt trội.
- Cửa và khung cửa được bịt kín các mép cửa giảm thiểu rò rỉ không khí ra ngoài.
- Bộ điều nhiệt thông minh với các tính năng có thể lập trình và tự động để phát hiện có người trong nhà và tìm hiểu lịch trình của người đó, giúp giảm mức sử dụng điện năng.
- Các tấm pin mặt trời hiệu suất cao cung cấp một nguồn tái tạo để lớn cho nhu cầu sử dụng điện trong nhà.
- Cây cối và bụi rậm trong và xung quanh nhà cung cấp một hàng rào tự nhiên chống lại các yếu tố, giúp giữ cho ngôi nhà luôn mát mẻ vào mùa hè, tiết kiệm việc sử dụng điện năng trong nhà.
- Các rào cản kín khí ngăn không khí xâm nhập và thoát ra ngoài, giúp dễ dàng duy trì trạng thái cân bằng bên trong nhà.
- Hệ thống sưởi sàn bức xạ giúp duy trì nhiệt độ bên trong phòng đều và ổn định, tận dụng hiệu quả nhiệt động lực học.
- Tầng hầm sử dụng tường cách nhiệt giúp giữ nhiệt độ lạnh bên ngoài và hình thành một rào cản chống lại sự ẩm ướt của không khí.
2. Sự khác biệt giữa Carbon-neutral và Net-zero?
Theo Diane Mills, giám đốc truyền thông tại The Carbon Trust nói rằng: “Chúng ta cần hiểu đúng và đủ, không nên phức tạp hóa hoặc xem nhẹ chúng”.
Việc nhầm lẫn trong các thuật ngữ sẽ tạo nên một cách nhìn nhật không đúng về hai từ ngữ trên, dẫn đến việc triển khai thực hiện các công trình gặp nhiều bất cập. Net-zero xem xét đến cả quá trình phát thải được tạo ra trong toàn bộ chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng; từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Còn Carbon-neutral sẽ chỉ giảm phát thải từ khâu sản xuất sản phẩm và sử dụng nguyên liệu sạch.
Tiêu chuẩn Net-zero khó thực hiện hơn Carbon-neutral, bởi vì tiêu chuẩn Net-zero sẽ phải loại bỏ lượng khí thải được tạo ra trong toàn bộ chuỗi cung ứng, quá trình sản xuất, phân phối, sử dụng các sản phẩm của công trình.
3. Con người đã có những hành động gì để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi này?
Từ tối ngày 31/10/2021, COP26 – hội nghị thượng đỉnh về khí hậu quan trọng nhất thế kỷ – đã diễn ra tại Glasgow, Scotland và kéo dài đến ngày 12/11. Đây một thời điểm quan trọng của thế giới chúng ta, đánh dấu số phận của các quốc gia ở mọi châu lục trên thế giới. Hơn 950 công ty, bao gồm cả những tập đoàn lớn như Chanel và Nestle, đã đặt ra các mục tiêu phát thải ròng bằng 0 để phù hợp với Thỏa thuận Paris. (Nguồn: Nhà báo & Công luận).
Từ năm 2025, tại Vương quốc Anh không được lắp đặt nồi hơi đốt gas trong nhà, thay vào đó nước này sẽ sử dụng các thiết bị điện để sưởi ấm. Máy nước nóng bơm nhiệt, phổ biến tại một số nước Bắc Âu và Hoa Kỳ, dự đoán trong tương lai cũng sẽ phổ biến ở nhiều khu vực.
Chuyển sang năng lượng tái tạo là cách nhanh nhất và rẻ nhất để giảm tác động CO2 khi bạn bạn ở nhà hoặc văn phòng. Nó có thể làm giảm lượng khí thải carbon của bạn xuống 3,2 tấn carbon mỗi năm tại nhà và giảm lượng khí thải của doanh nghiệp bạn khoảng 40%.
4. Một số công trình thiết kế nội thất – nhà ở tiệp cận tiêu chuẩn Net-zero:
4.1. Đồ nội thất làm từ rác thải.
Xu hướng nội thất kết hợp với tiêu chuẩn Net-zero có nhiều thay đổi. Thương hiệu này xác định được bước đầu tiên để giảm xả thải khí carbon chính là đo lường được lượng khí thải của sản phầm của họ.
Theo Gregg Buchbinder, CEO của Emeco cho biết: ““Khi thiết kế, chúng tôi không chỉ nhìn sản phẩm đơn giản chỉ là chiếc ghế hay cái bàn, hãy nghĩ xa hơn thế và biến chúng thành những sản phẩm có ý nghĩa, có công năng vượt trội”.
4.2. Net-zero buildings – xu hướng kiến trúc tương lai:
Mẫu nhà Tecla được làm từ đất sét tại Massa Lombarda, Ý.
Tại Massa Lombarda, Ý một công trình mẫu nhà ở Carbon thấp 3D, tên dự án là Tecla được xây dựng với vật liệu chính từ đất sét được lấy từ lòng sông gần đó. Công trình là sự kết hợp giữa công nghệ và nguyên vật liệu địa phương. Ngôi nhà được tạo ra từ hai hình mái vòm kết hợp với nhau, được tạo nên từ 350 lớp đất sét và được in chồng lên nhau dưới dạng 3D.
Với công nghệ đặc biệt này sẽ giảm chất thải xây dựng gần như là bằng 0. Mẫu nhà có khả năng tái chế, ít carbon, thích nghi với sự biến đổi khắc nghiệt của khí hậu.
Ngôi nhà còn có không gian giếng trời hình tròn trên mái nhà. Giếng trời được đặt tại địa điểm hẹp nhất của ngôi nhà – tâm vòng tròn phía trên, nhằm thu hút ánh sáng tự nhiên vào không gian bên trong nhà và trong cả ngày.
Cấu trúc của Tecla rộng 60 mét vuông, cao 4.2 mét. Công trình có đầy đủ các phòng và không gian sinh hoạt, phòng ngủ, nhà bếp. Tất cả được xây dựng bằng các nguyên vật liệu gần gũi với thiên nhiên và áp dụng công nghệ hiện đại ngày nay.
Có thể thấy Tecla chính là sự khởi đầu cho hành trình thực hiện hiệp định Paris 2050 xây dựng công trình kết hợp tiêu chuẩn Net-zero.
Tìm hiểu thêm tại Cách xây nhà từ đất sét. Xây dựng sinh thái: một ngôi nhà làm bằng vật liệu tự nhiên
Ngôi nhà Net-zero với mái răng cưa tại Ontario, Canada.
Cựu kiến trúc sư của Herzog & de Meuron là Julia Jamrozik và Coryn Kempster đã thêm nét độc đáo cho ngôi nhà Net Zero ở Ontario với mái nhà hình răng cưa và những màu tường rực rỡ. Ngôi nhà này có tên dự án là Sky House, là một ngôi nhà rộng 3.100 foot2 trên hồ Stoney.
Khối lượng hai tầng xếp chồng lên nhau được thiết kế để tránh phá vỡ nền đá, hoặc san lấp mặt bằng ven hồ dốc ở phía dưới, cũng như giữ nguyên các cây sinh trưởng cũ của khu đất. Bằng cách lùi căn nhà vào sâu bên trong, các kiến trúc sư đã giảm thiểu tác động của ngôi nhà đến cảnh quan xung quanh, đồng thời tạo nên một lớp tường cách nhiệt tự nhiên. Mặt tiền của cấu trúc chính được xác định bằng đường mái hình răng cưa lởm chởm.
Sự đặc biệt của thiết kế này cho phép một loạt các cửa sổ thẳng đứng xung quanh nhà có thể tiếp xúc được với ánh nắng mặt trời vào ban ngày, làm giảm điện năng tiêu thụ. Công trình được xây dựng nhưng không làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái cây cối xung quanh, vẫn giữ được quang cảnh rừng núi.
Bên cạnh đó, xung quanh và dưới tòa nhà, một không gian ngoài trời có mái che được tạo ra; có thể thiết kế các khu vực vui chơi, với một xích đu thép sơn tĩnh điện, đây là nơi có bóng râm hoàn hảo để thưởng ngoạn quang cảnh thiên nhiên.
Công trình được bọc bởi gỗ thông, đã được phép khai thác, được xử lý nhiệt để cải thiện độ bền của gỗ mà không cần đến hóa chất. Các cửa sổ trong suốt từ trần đến sàn trong khu vực sinh hoạt giúp căn nhà luôn tràn ngập ánh sáng vào bên trong.
Tìm hiểu thêm tại: Phong cách Kiến trúc Georgian.
Ngôi nhà Jenson – DeLeeuw ở Harvard, Massachusetts, Hoa Kỳ.
Ngôi nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư Paul Lukez được lên dự án năm 2018. Ngôi nhà được cung cấp năng lượng hoàn toàn từ ánh sáng mặt trời. Thiết kế đặc biệt giúp ngôi nhà luôn ôn hòa quanh năm: phần nhô ra của công trình giúp nội thất không bị phơi nắng quá nhiều; sàn mở và trần nhà cao cho phép thông gió tự nhiên và luồng không khí xuyên suốt.
Cửa sổ lắp kính ba lớp, tường cách nhiệt giúp tối ưu hóa độ ẩm. Phần mái được thiết kế góc cạnh để thu được ánh sáng mặt trời nhiều nhất. Hệ thống này có thể lưu trữ năng lượng dư thừa để tiêu thụ vào buổi tối. Với xếp hạng HERS được chứng nhận là ngôi nhà tạo ra nhiều năng lượng hơn 123% so với ngôi nhà có kích thước tương tự cùng loại, tiết kiệm năng lượng dồi dào với chi phí thấp hơn cho người ở.
Tìm hiểu thêm tại: Điều ít biết về ưu điểm và hạn chế của những loại mái nhà thông dụng hiện nay.
Kết luận
Có thể thấy xu hướng xây dựng công trình kết hợp tiêu chuẩn Net-zero đã xuất hiện và được triển khai vài năm gần đây, dự kiến sẽ trở thành xu hướng nội thất 2021, xu hướng nhà ở thông minh, không xả thải khí carbon, hòa hợp với thiên nhiên, thân thiện với môi trường.
Tham khảo thêm những xu hướng mới:
Phong cách Địa Trung Hải – Xu hướng mới trong thiết kế nội thất 2021
Tham khảo thêm những bài viết về chủ đề đời sống:
http://ezcomclass.com/healing-cung-top-8-phim-han-quoc/?fbclid=IwAR0AoWslUGNp1-vArjDBMVGXK857IHsTG_LwAxSAK51QG0oQfjjer89Dhjc
Nguyễn Thị Hoàng Yến – 19051268