Top 4 lễ hội văn hóa đặc sắc ở Ấn Độ

Lễ hội văn hóa ở Ấn Độ không chỉ đầy màu sắc mà còn có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với du khách phương xa. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu top 4 lễ hội văn hóa đặc sắc ở Ấn Độ nhé!

1. Lễ hội văn hóa DIWALI

Lễ hội văn hóa Diwali được biết đến là lễ hội văn hóa đặc sắc ở Ấn Độ, còn được nhiều người gọi bằng một cái tên khác là “lễ hội của những chiếc lồng đèn” bởi ánh sáng rực rỡ mà nó mang lại cho lễ hội.
Diwali cũng giống như tết Nguyên Đán của Việt Nam, là một lễ hội ăn mừng năm mới của những người theo đạo Hindu, là dịp để mọi người cầu bình an, nguyện ước sức mạnh chính nghĩa sẽ đẩy lùi bóng tối và nghèo đói, mang đến cuộc sống ấm no.

Lễ hội văn hóa - DIWALI
Lễ hội văn hóa DIWALI

Lễ hội này sẽ kéo dài trong khoảng thời gian là 5 ngày, bắt đầu từ đêm 28 của tháng Ashwin (tháng 10) cho tới ngày thứ 2 của tháng Kartika (tháng 11) trong lịch Ấn Độ.Ngày thứ nhất, ngày Dhanatrayodashi (hoặc Dhan Teras), là ngày của sự thịnh vượng và giàu có, người dân thường đến các khu chợ để mua một vài món nữ trang may mắn nào đó bởi họ tin rằng việc này sẽ đem lại thịnh vượng và tài lộc cho suốt một năm tới.Ngày thứ hai, Naraka Chaturdashi, là ngày con quỷ Narakasura bị giết chết, mang ý nghĩa cái tốt chiến thắng cái xấu và ánh sáng chiến thắng bóng tối.Ngày thứ ba, Lakshmi Puja, là ngày quan trọng nhất trong dịp lễ hội. Các gia đình Ấn Độ cúng thần Lakshmi và thần Ganesa, vị thần của những khởi đầu tốt lành. Mọi người đốt đèn, nến ở khắp nơi trong nhà và ngoài phố.Ngày thứ tư, Govardhan Puja (còn gọi là Annakut), là ngày Krishna đánh bại Indra. Trong ngày này, các món đồ ăn được trang trí đẹp mắt và xếp thành từng ngọn núi nhỏ, tượng trưng cho ngọn núi mà Krishma đã phải vượt qua.Ngày thứ năm, Bhaduj, là ngày anh chị em trong gia đình gặp gỡ nhau, bày tỏ sự quan tâm và thể hiện tình cảm cho nhau.

Một trong những điểm đặc sắc nhất trong lễ hội văn hóa này là nhà nhà đốt pháo, người người đốt pháo kết hợp với những chiếc đèn bằng đất sét Diyas được thắp sáng tạo thành một lễ hội ánh sáng vô cùng huy hoàng và rực rỡ, thể hiện ý nghĩa chiến thắng của cái thiện.

2. Lễ hội văn hóa HOLI

Được ví von là lễ hội văn hóa ở Ấn Độ vô cùng đặc sắc, Holi không chỉ là lễ hội văn hóa đặc biệt quan trọng của người dân Hindu trên mảnh đất Ấn Độ này mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới. Thậm chí, ý nghĩa, màu sắc của lễ hội văn hóa này còn lan tỏa đến khắp mọi miền trên thế giới bất kể tôn giáo nào.

Lễ hội văn hóa - HOLI
Lễ hội văn hóa HOLI

Trước đó, nó là một nghi thức thực hành đặc biệt dành cho những người phụ nữ đã lập gia đình vì mục đích cầu hạnh phúc và sức khỏe cho gia đình họ. Ngày nay, nghi thức này vẫn còn đang được thực hành, nhưng vào ngày Raka. Ngày đó, các phụ nữ có chồng mỗi người thắp 1 ngọn đèn, hướng về mặt trăng tà cúng lễ và cầu nguyện.
Lễ hội văn hóa Holi hiện nay được tổ chức hoành tráng, gắn liền với truyền thuyết về tình yêu bất diệt của Thánh Krishna và Radha, bởi lẽ đó, Holi kéo dài hơn 16 ngày ở Vrindavan cũng như Mathura – hai thành phố mà Thánh Krishna có mối liên hệ sâu sắc. Bên cạnh trò vui thông thường với bột màu và nước, lễ hội Holi còn sôi động bởi những đám rước linh đình kết hợp với các bài hát dân ca, vũ điệu truyền thống trong không khí tưng bừng, rộn ràng và tràn đầy sức sống.
Lễ hội văn hóa này chính thức được bắt đầu vào buổi sáng hôm sau, khi những người tham gia lễ hội tụ tập thành từng nhóm hát hò, nhảy múa trong tiếng trống holak. Ai cũng cầm trong tay bột màu khô hoặc các quả bóng có chứa dung dịch màu để tung vào không trung và phun, ném màu vào những người khác.
Sau khi bữa tiệc màu sắc trên đường phố kết thúc, mọi người về nhà tắm rửa sạch sẽ và mặc những bộ trang phục mới để chào đón bạn bè và người thân đến nhà chơi. Người ta tặng nhau kẹo ngọt và những cái ôm thân thiện mang thông điệp ấm áp vào dịp lễ hội văn hóa Holi, quên đi mọi hận thù và bắt đầu một khởi đầu mới tốt đẹp, tạo ra sự bình đẳng trong xã hội.

3. Lễ hội văn hóa GANESHA

Lễ hội văn hóa Ganesha được cho là một trong những lễ hội văn hóa đặc sắc nhất của các tín đồ Hindu giáo, thường diễn ra trong khoảng từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9 và kéo dài đến 10 ngày. Theo đó, những người mộ đạo làm tượng hình đất sét hay kim loại với hình dáng, kích thước phong phú để thờ trong nhà hay cửa hàng suốt 10 ngày. Ngày thứ 10, các tín đồ này rước tượng thần trên đường phố và ra sân.

lễ hội văn hóa - GANESHA
Lễ hội văn hóa GANESHA

Trước khi lễ hội văn hóa này bắt đầu, người ta cho dựng các lễ đài tại các phố và tôn trí tượng thần Ganesha ở đó. Vào những ngày lễ, người ta cũng khuyên các tín đồ không nên nhìn trăng vì làm như vậy là hành xử không thích hợp với thần, nếu không muốn nói là xúc phạm đến ngài.
Trong lễ hội văn hóa, tượng thần Ganesha được đặt ở các lễ đài 10 ngày liền cho dân chúng lễ bái. Hàng ngàn tín đồ Hindu giáo tập trung dọc các đường phố mà tượng thần đi qua. Họ cầu nguyện những điều tốt lành với niềm tin, Ganesha sẽ biến ước mơ của mình thành hiện thực. Vào ngày thứ 11, tượng được đặt trên xe và đưa đi khắp các đường phố. Sau đó, được nhúng xuống một dòng sông, ao hồ, biển.

4. Lễ hội văn hóa Gió Mùa

Lễ hội văn hoá gió mùa là một trong những lễ hội văn hóa đặc sắc ở Ấn Độ (đặc biệt ở vùng Rajasthan), bao gồm hai lễ hội chính là lễ hội văn hóa Teej và lễ hội văn hóa đánh đu.Lễ hội văn hóa Teej được tiến hành vào ngày thứ 3 của tuần trăng sáng trong tháng lễ hội văn hóa Shravan (tháng 7-8). Lễ hội văn hóa này chủ yếu dành cho những người con gái trong gia đình và họ cũng chính là người thực hiện các nghi thức chính trong lễ hội.

Lễ hội văn hóa - TeeJ
Lễ hội văn hóa TeeJ

Lễ hội văn hóa Teej phản ánh sự huyền diệu của ngọn gió mùa vùng Nam châu Á, nhất là ở Ấn Độ Dương, thổi từ hướng Tây Nam từ tháng 4 đến 10 và từ hướng Đông Bắc từ tháng 10 đến 4. Nó báo hiệu thời gian bắt đầu của hàng loạt các lễ hội văn hóa và chợ phiên sẽ diễn ra trong suốt những tháng mùa thu và mùa đông đến cao điểm là lễ hội văn hóa mùa xuân Gangaur. Theo lễ nghi, những thiếu nữ trẻ, những cô dâu mới cưới và những phụ nữ lớn tuổi trang điểm rất cầu kỳ bằng nhiều loại trang sức sặc sỡ, mặc những trang phục truyền thống nhiều màu sắc lộng lẫy tham dự lễ hội văn hóa Teej. Những phụ nữ đã có gia đình tự nguyện trải qua một ngày ăn chay để cầu tuổi thọ cho các ông chồng.

Lễ hội văn hóa đánh đu được gọi là Jhulan Yatra theo tiếng địa phương. Lễ hội văn hóa này diễn ra vào ngày thứ 10 của tuần trăng sáng trong tháng lễ hội Shravan có ý nghĩa mang đến sự thư giãn cho thần thánh vì người địa phương tin rằng thần thánh cũng có thời gian thư giãn. Lễ hội văn hóa được tổ chức rất lớn tại đền thờ thần Jagannath ở Puri trong tháng 8, thu hút rất nhiều người tham dự.

Lễ hội văn hóa - đánh đu
Lễ hội văn hóa đánh đu

Ở đền Jagannath, tượng thần Jagannath, thần Balabhadra và thần Subhadra được rước ra ngoài với một đám rước rất lớn và họ cũng được đặt trên những chiếc đu trang trí lộng lẫy giữa tiếng nhạc và các điệu múa. Những người tình nguyện thức suốt đêm ca hát và nhảy múa trước các vị thần. Lễ hội văn hóa này lần đầu tiên được tổ chức tại đền Jagannath ở Puri do vua Dibyasingha Dev khởi xướng hồi cuối thế kỷ 18.
Trên đây là top 4 lễ hội văn hóa đặc sắc ở Ấn độ mà bạn có thể tham khảo. Ngoài những lễ hội kể trên thì còn rất nhiều những lễ hội khác, mang đậm nét văn hóa, màu sắc và vô cùng ý nghĩa, không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang danh trên toàn thế giới. Bạn có thể tìm hiểu thêm ở:

https://danhsach.top/top-5-le-hoi-van-hoa-truyen-thong-dac-sac-nhat-cua-an-do/

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các nền văn hóa khác tại:

http://ezcomclass.com/10-phong-tuc-ngay-tet/