Top 5 cách thuyết trình tự tin trước đám đông

Tự tin trước đám đông là một trong những yếu tố quan trọng. Nó góp phần lớn vào thành công của 1 người, trong công việc và cuộc sống. Hiện nay, rất nhiều người có tâm lý sợ – ngại khi đứng trước đám đông. Điều này đang làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân trong cuộc sống, cũng như trong sự nghiệp. Bạn là một người rụt rè khi thuyết trình đứng trước đám đông? Bạn không biết phải ứng xử với những tình huống khó trước đám đông như thế nào? Bạn đừng lo, chỉ cần nắm được 5 kỹ năng dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tự tin khi thuyết trình trước đám đông mà không hề sợ hãi. Hãy theo dõi  bài viết dưới đây giúp bạn tự tin hơn.

1. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

ky-nang-thuyet-trinh-thuyet-phuc-3.jpg
Sự kết hợp ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình là một yếu tố giúp bạn tự tin hơn

Để phần thuyết trình của bạn thêm hấp dẫn và cuốn hút người đọc, bạn đừng bỏ qua cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể nhé. Khi bạn kết hợp giữa lời nói và cử chỉ, bài trình bày của bạn không những gây ấn tượng mạnh đến người nghe mà còn có tác động trực tiếp đến não bộ, giúp trí nhớ của họ ghi lại, chụp lại, khi đó bài nói của bạn sẽ trở nên ý nghĩa. Ví dụ, bạn hãy để ý đến giáo viên của bạn, khi lên lớp họ luôn kết hợp ngôn ngữ cơ thể vào bài giảng của mình. Đơn giản chỉ là cách kết hợp ngôn ngữ với bàn tay, ánh mắt hay sử dụng các công cụ hỗ trợ như bảng, phấn, slide trình bày,…

2. Không nên quá căng thẳng

ky-nang-thuyet-trinh-thuyet-phuc-2.jpg
Khi thuyết trình không nên quá căng thẳng

Căng thẳng, lo lắng là nguyên nhân làm cho bạn thiếu tự tin khi đứng trước đám đông. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy để cho não bộ mình thật thoải mái và tránh bị stress. Bạn luôn nghĩ rằng, bạn hoàn toàn có thể tự tin làm được thì bạn sẽ thành công. Khi bạn có một tâm thế thoải mái, bạn sẽ có một kết quả thuyết trình tốt và bài thuyết trình của bạn sẽ được người nghe tiếp nhận nhanh hơn.

3. Chuẩn bị kỹ nội dung trước khi thuyết trình

ky-nang-thuyet-trinh-thuyet-phuc-5.jpg
Bạn phải chuẩn bị kỹ nội dung thuyết trình và tránh việc cầm giấy khi thuyết trình

Để một bài thuyết trình thành công thì cách trình bày bài thuyết trình rất quan trọng. Vì vậy cần chia ra thành các phần nhỏ như: đặt vấn đề, nội dung chính và cuối cùng là kết luận. Không nên bắt đầu bài thuyết trình bằng cách đưa ra giải thích và hàng loạt các dẫn chứng, các số liệu mà quên giới thiệu chủ đề, điều khiến người nghe không hiểu được bạn đang nói về vấn đề gì; cũng không nên trình bày quá nhiều mà không kết luận chốt lại vấn đề. Tránh tình trạng đang nói vấn đề này lại chuyển sang vấn đề khác khiến bài thuyết trình lan man, không tập trung và gây rối cho người nghe.

Chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung là bước vô cùng quan trọng. Nội dung thuyết trình sẽ quyết định 70% bài thuyết trình của bạn. Ví dụ, bạn là người tự tin khi đứng lên thuyết trình trước đám đông, nhưng nội dung của bạn khá sơ sài và không hấp dẫn người nghe. Đó sẽ là một điểm trừ cho bạn. Ngược lại, khi bạn chuẩn bị kỹ nội dung thì dù bạn có thiếu tự tin đi chăng nữa cũng vẫn được đánh giá cao vì bạn đã dành thời gian chuẩn bị bài thuyết trình rất tốt, chỉ vì bạn chưa được tự tin khi thuyết trình nên kết quả chưa như mong đợi. Tuy nhiên, kỹ năng này cũng cần phải luyện tập dần dần, còn nội dung là phụ thuộc vào ý thức của bạn.

4. Tương tác với người nghe

ky-nang-thuyet-trinh-thuyet-phuc-4.jpg
Khi thuyết trình, bạn hãy tương tác với người nghe

Một bài trình bày cũng không nên quá khô khan và cứng nhắc. Bởi nếu trong một thời gian dài mà chỉ có một người nói, những người còn lại ngồi nghe sẽ dẫn đến nhàm chán và không hiệu quả. Bạn hãy kết hợp hài hòa giữa người nói và người nghe bằng cách đặt ra các câu hỏi mở để có sự tương tác. Khi đó bài trình bày của bạn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều, bạn cũng không phải lo lắng khi phải nhớ nhiều kiến thức cùng một lúc. Sự tương tác giữa người nói và người nghe không chỉ tạo nên không khí sôi nổi hơn mà đó còn là lúc mọi người có chút thời gian nghỉ ngơi để não bộ tư duy về câu hỏi mở mà bạn đặt ra. Đây là bí quyết khá được đánh giá khá hiệu quả khi diễn thuyết.

Từ kết quả quan sát, người trình bày có thể có những điều chỉnh nội dung hoặc cách thức giao tiếp phù hợp. Cụ thể là:

+ Với những người nghe chăm chú, người nói có thể nhìn vào mắt họ, bày tỏ sự khích lệ, thu hút và lôi cuốn họ tiếp tục lắng nghe.

+ Trường hợp thấy nhiều người không chú ý, thậm chí nói chuyện gây mất trật tự, người nói có thể nhìn chăm chú về phía họ, điều chỉnh tốc độ nói chậm hơn hoặc dừng lại một chút để thu hút sự chú ý.

+ Trường hợp quan sát thấy sự thiếu tập trung, mệt mỏi của phần lớn người nghe hoặc người nghe tỏ vẻ khó hiểu về nội dung trình bày hay có ý phản đối cho rằng có nội dung không chính xác, người nói có thể trình bày chậm hơn, kỹ càng hơn, hỏi người nghe có băn khoăn gì muốn trao đổi không hoặc cho một thời gian ngắn.

– Giao tiếp thông qua hỏi đáp, trao đổi: Với việc thuyết trình tại phiên Toà, hỏi đáp là thủ tục riêng nên việc giao tiếp thông qua hỏi đáp trong khi trình bày bài thuyết trình bị hạn chế.

Đối với các bài thuyết trình khác, người thuyết trình có thể giao tiếp với người nghe thông qua việc hỏi, đáp, trao đổi. Cụ thể là:

+ Người thuyết trình chủ động hỏi người nghe nhằm thể hiện sự quan tâm, thu hút sự chú ý của họ. Nội dung hỏi có thể về cảm nhận của người nghe (có nghe rõ không, có nhìn rõ hình ảnh không, người thuyết trình có cần nói chậm hơn hoặc nhắc lại không…) hoặc hỏi liên quan tới nội dung thuyết trình. Các câu hỏi này nhằm thăm dò phản ứng của người nghe, kiểm tra việc tiếp nhận thông tin hoặc gợi mở vấn đề trao đổi. Về cơ bản, người thuyết trình tiên sử dụng các câu hỏi mở để tìm kiếm được các thông tin chi tiết, tham khảo ý kiến đa chiều của người nghe và cũng tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người nghe khi trả lời.

+ Dành thời gian cho người nghe đặt câu hỏi. Tùy thuộc từng buổi thuyết trình, người nghe có thể đặt câu hỏi cho từng vấn đề hoặc vào cuối buổi. Với thuyết trình mang tính chất “giải quyết vấn đề, người hành nghề luật nên đề nghị được trình bày toàn bộ nội dung thuyết trình sau đó người nghe sẽ đặt câu hỏi để đảm bảo tính đầy đủ, trọn vẹn của giải pháp được nêu. Với thuyết trình mang tính chất chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, tùy theo thời gian thuyết trình, người thuyết trình có thể đề nghị người nghe hỏi sau khi kết thúc mỗi nội dung lớn hoặc sau khi kết thúc toàn bộ phần trình bày của mình.

5. Chuẩn bị

Nắm rõ quy tắc 10 – 20 – 30

Bạn đã nghe đến quy tắc 10 – 20 – 30 chưa? Quy tắc này được nhà đầu tư Guy Kawasaki chia sẻ trên blog của ông, nó tập trung vào sự cụ thể và khả năng hiển thị hiệu quả của bản trình bày PowerPoint.

10 trang trình bày

Bằng cách giới hạn trong 10 slide trình bày, bạn sẽ dễ quản lý và quan sát được khán giả của mình đang tiếp thu kiến thức như thế nào. Họ cũng sẽ dễ dàng nắm bắt được các ý chính trong bài thuyết trình của bạn tốt hơn là một bài nói quá dài nhưng có nhiều các nội dung không cần thiết.

20 phút

Bằng cách đề ra thời gian giới hạn trong bài thuyết trình, bạn cần phải lược bớt những chi tiết không cần thiết và tập trung vào những nội dung quan trọng sẽ truyền tải thông điệp của bạn.

Ngay cả khi phiên của bạn được phân bổ nhiều thời gian hơn, bạn cũng nên dành ít nhất 10 phút còn lại cho các cuộc thảo luận, câu hỏi hoặc giao lưu với người nghe. Đây cũng là kỹ năng quản lý thời gian mà bạn cần có cho một bài thuyết trình thành công.

Phông chữ cỡ 30

Tùy thuộc vào kích thước phòng và màn hình, hầu hết khán giả sẽ có thể nhìn thấy văn bản có phông chữ ít nhất là cỡ 30. Khi thiết kế bản trình bày của bạn, hãy nhớ rằng mọi thứ bạn thể hiện phải hiển thị cho mọi người tham dự, đặc biệt là những người ở phía sau.

Tuy nhiên, đây cũng là quy tắc để tham khảo, còn tùy thuộc vào nội dung trình bày, tình huống cụ thể mà bạn có thể linh hoạt, trình bày ngắn gọn và dễ nhìn.

Thường thì khán giả dường như không quan tâm đến việc nghe những gì bạn nói. Nếu đúng như vậy, hãy thử tương tác với khán giả của bạn. Thu hút họ tham gia với bạn và đặt câu hỏi cho họ. Yêu cầu họ thực hiện các hoạt động như giơ tay trả lời câu hỏi của bạn sẽ thu hút sự chú ý của họ. Để làm chủ sân khấu, hãy học cách đối phó với những phản ứng tốt và xấu. Nếu mọi người đang tham gia, hãy nói “Rõ ràng là bạn đã tham gia vào lĩnh vực đó.” Nếu mọi người mệt mỏi, hãy nói “Tôi thấy bạn cần thêm năng lượng.” Đây cũng chính là một nghệ thuật nói trước đám đông giúp bạn tự tin trong quá trình giao tiếp.

Đối với nhiều người, việc đứng trước đám đông (hay thậm chí chỉ vài người thân quen) dù chỉ nói vài lời ngắn gọn cũng có thể gây cảm giác lo lắng và run sợ không khác gì việc đứng nói với một bài đã soạn sẵn.

Theo một số nghiên cứu, việc chuẩn bị, tập dượt kỹ lưỡng bài trình bày sẽ giúp giảm đến 75% cảm giác run sợ trước đám đông. Vì vậy bạn nên đầu tư thời gian và công sức để chuẩn bị bài trình bày là cách hữu hiệu giảm thiểu lo lắng và nâng cao sự tự tin trước đám đông.

Ngoài những kỹ năng giúp bạn tự tin khi thuyết trình, Slide đóng vai trò vô cùng quan trọng mà bạn cần đầu tư một cách kỳ công vào nó. Bởi đây không chỉ là một phương tiện giúp bạn thuyết trình ấn tượng hơn mà nó còn là yếu tố thu hút khán giả để bài thuyết trình của bạn không bị nhàm chán, một màu.

Hãy tạo nên những Slide ấn tượng và bố cụ rõ ràng, dễ hiểu kèm theo các hình ảnh thực tế để bài thuyết trình trở nên nổi bật, khách quan hơn.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết sau :

LỐI SỐNG XANH ĐẾN TỪ ĐIỀU GIẢN ĐƠN – Bạn đã biết 1 số cách bảo vệ môi trường bằng lối sống xanh ?

6 lợi ích tuyệt vời chỉ dành cho những tín đồ chủ nghĩa tối giản (Minimalism)