4 ĐIỀU VỀ THỜI TRANG NHANH CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

4-dieu-ve-thoi-trang-nhanh-co-the-ban-chua-biet

Hiện nay, thời trang nhanh đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng. Và cũng là sự lựa chọn ưu hàng đầu của nhiều người tiêu dùng. Vậy thời trang nhanh là gì? Những điều gì về thời trang nhanh mà bạn chưa biết? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

I. Thời trang nhanh là gì? (Fast fashion là gì?)

Khái niệm thời trang nhanh là gì? Fast fashion là gì?

Thời trang nhanh hay còn được gọi là thời trang ăn liền, trong tiếng Anh là Fast Fashion.

Thời trang nhanh hay fast fashion là thuật ngữ để chỉ những thiết kế quần áo bắt kịp xu hướng nhanh chóng. Chúng được lấy ý tưởng từ những thiết kế trong các buổi trình diễn thời trang, sàn catwalk. Sau đó được sản xuất nhanh chuyển đến các cửa hàng để tận dụng xu hướng. Thời trang nhanh cho phép người tiêu dùng bình dân mua quần áo hợp thời với giá cả phải chăng.

Khai-niem-thoi-trang-nhanh-la-gi-fast-fashion-la-gi
Thời trang nhanh là gì?

Thời trang nhanh luôn sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nhiều khách hàng. Bởi sự tiện lợi lớn nhất của thời trang nhanh là giá thành rẻ. Người mua có thể không tốn quá nhiều tiền là có thể sắm cho mình những bộ đồ hợp mốt. Bên cạnh đó, sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc cũng mang lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. Cho dù người mua có ở độ tuổi nào, gu thời trang ra sao thì vẫn có thể dễ dàng chọn cho mình một bộ đồ phù hợp.

Sự phát triển của thời trang nhanh

Cuối những năm 1990, thói quen mua sắm quần áo bắt đầu trở thành một loại hình giải trí. Theo sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập và mức sống của người dân cũng tăng lên. Con người có xu hướng mua sắm các sản phẩm thời trang và cập nhật xu hướng nhiều hơn. Điều này đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của ngành công nghiệp này.

Đến nay, nền công nghiệp thời trang nhanh đã phát triển với tốc độ “khủng khiếp”. Kéo theo đó là sự ra đời của hàng loạt đế chế thời trang nhanh chiếm thị phần cực “khủng” trên thị trường. Đây cũng là ngành kinh doanh được đánh giá cao về mức lợi nhuận. Chúng đang thách thức các sản phẩm sản xuất theo mùa của các thương hiệu truyền thông lâu đời. Bởi sản phẩm được sản xuất với phương pháp nhanh và tốn ít chi phí hơn.

Các thương hiệu thời trang nhanh nổi tiếng trên thế giới

Có rất nhiều thương hiệu thời trang nhanh nổi tiếng trên thế giới nổi tiếng như: Zara, H&M, Uniqlo, Topshop… Trong đó Zara, H&M là những gã khổng lồ trong lĩnh vực này.

cac-thuong-hieu-thoi-trang-nhanh-noi-tieng-tren-the-gioi
Các thương hiệu thời trang nhanh nổi tiếng: H&M, Zara, Uniqlo…

H&M là thương hiệu thời trang nhanh lâu đời nhất trên thế giới, thành lập năm 1947 ở Châu Âu. Hãng mở rộng và phát triển hơn vào năm 1976 tại Lon Don, và tại Hoa Kỳ vào năm 2000.

Zara thành lập năm 1975 tại Tây Ban Nha. Đến năm 1990, Zara được biết đến là một hãng thời trang nhanh với tốc độ sản xuất hàng thiết kế chóng mặt. Chỉ với 15 ngày, một sản phẩm đã được lên kệ với các khâu hoàn chỉnh bao gồm lên ý tưởng, thiết kế cho đến hoàn thiện sản phẩm và bày bán trong cửa hàng.

II. Thời trang nhanh ở Việt Nam

Sự phát triển của thời trang nhanh ở Việt Nam

Từ nhiều năm trước, ở thị trường các nước trên thế giới và có tiềm năng như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… đã có sự xuất hiện và chứng kiện sự bùng nổ của thời trang nhanh. Trong khi đó, khái niệm này mới xuất hiện và bùng nổ tại Việt Nam trong vài năm gần đây. Một phần nguyên nhân là do sự chênh lệch mức thu nhập ở nước ta so với các nước khác.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển internet và hội nhập thế giới, thì khái niệm này ngày càng trở nên quen thuộc tại Việt Nam, đặc biệt là với giới trẻ. Trên thực tế, Việt Nam là một thị trường béo bở cho ngành công nghiệp này. Được đánh giá là thị trường tiềm năng bậc nhất thị trường Đông Nam Á.

Các thương hiệu thời trang nhanh nổi tiếng ở Việt Nam

cac-thuong-hieu-thoi-trang-nhanh-noi-tieng-o-viet-nam
   Các thương hiệu thời trang nhanh nổi tiếng ở Việt Nam: Zara, H&M…

Đã có rất nhiều thương hiệu thời trang nhanh đổ bộ vào Việt Nam. Trong đó, có thể kể đến rất nhiều thương hiệu nổi tiếng: Zara, H&M và Uniqlo… Sau đó, các thương hiệu này đã nhanh chóng tạo ra cơn sốt tại nước ta trong thời gian dài. Các thương hiệu này đã nhanh chóng mở rộng thị trường khắp các miền của Việt Nam. Nhiều nhất là ở hai tỉnh thành Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng cửa hàng của các thương hiệu mọc lên như nấm.  Và, các hãng này cũng đã đạt được nguồn doanh thu khổng lồ từ thị trường nước ta trong vài năm trở lại đây.

III. Cuộc đối đầu giữa thời trang nhanh và thời trang bền vững

Về khái niệm

Thời trang nhanh và thời trang bền vững được xem như hai thái cực đối lập nhau. Trái ngược với khái niệm của thời trang nhanh, thời trang bền vững là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm có vòng đời sử dụng lâu. Được sản xuất từ những chất liệu có thể phân hủy hoặc tái sử dụng và không gây ảnh hưởng lớn môi trường.

Về nhận thức người tiêu dùng

Với mục đích sử dụng trái ngược nhau, hai dòng thời trang này vẫn luôn ở thế đối nghịch nhau. Trên thực tế, thời trang ăn liền dường như vẫn luôn chiếm được ưu thế hơn. Do khách hàng mục tiêu hướng đến là giới trẻ sẵn sàng chi tiền chạy theo xu hướng. Tuy nhiên, tình thế đang thay đổi kể từ khi đại dịch covid – 19 xảy ra và môi trường biến đổi. Mọi người dần nhận ra thế giới đang rất dễ bị tổn thương và phải chịu nhiều hậu quả. Nhận thức về tính bền vững cũng dần tăng lên và lan rộng ra toàn cộng đồng.

Su-doi-dau-giua-thoi-trang-nhanh-va-thoi-trang-ben-vung
                                          Thời trang nhanh và thời trang bền vững

Condé Nast, công ty sở hữu Vogue và một số ấn bản thời trang, đã thực hiện 3 nghiên cứu về cách người tiêu dùng hiểu và chuyển sang thời trang bền vững như thế nào thời hậu COVID-19. Nghiên cứu này được thực hiện ở 3 thời điểm: tháng 5/2020 với 2.733 người, tháng 10/2020 với 1.859 người và tháng 5/2021 với 1.537 người. Đối tượng nghiên cứu là đại diện của nhiều khu vực và quốc gia khác nhau. Bao gồm Trung quốc, Pháp, Đức, Mỹ, Ý, Nhật… Nghiên cứu chỉ ra rằng bền vững là yếu tố quan trọng khi người tiêu dùng quyết định mua sắm, tăng từ 65% vào tháng 10/2020 lên 69% tháng 5/2021.

IV. Tác hại của thời trang nhanh

Thời trang nhanh tác động tới nền kinh tế

Dù mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và khách hàng, nhưng thời trang nhanh cũng chịu nhiều chỉ trích. Vì nó khuyến khích người tiêu dùng với lối sống lãng phí. Nó còn được mọi người gọi là thời trang dùng một lần. Nhiều người tiêu dùng nhất là giới trẻ đã có xu hướng mua đồ về chỉ dùng một – hai lần. Đu trend xong họ sẽ không sử dụng nữa. Theo một thống kế cho thấy, cứ 3 phụ nữ trẻ thì có 1 người coi quần áo mặc một hoặc hai lần là “cũ”.

Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi, liệu người tiêu dùng có tâm lý dùng một lần như vậy có thực sự là tốt không, có dẫn đến phát triển nền kinh tế hay không. Việc mua nhiều sản phẩm thời trang ăn liền, giá rẻ người tiêu dùng sẽ phải tốn nhiều ngân sách hơn so với việc mua một sản phẩm thời trang bền vững sử dụng được lâu dài.

Thời trang nhanh ảnh hưởng đến môi trường

Thứ nhất, khiến nguồn nguyên liệu bị cạn kiệt. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng cùng với việc chạy theo xu hướng thời trang đòi hỏi phải có tốc độ sản xuất nhanh và một nguồn nguyên liệu lớn. Theo thống kê, mỗi năm Zara tung ra 11.000 sản phẩm, HM là 2.000 còn GAP là 4.000 sản phẩm. Vòng quay hàng tồn kho của Zara kéo dài 6 ngày, H&M là 52 ngày và GAP là 94 ngày. Để có thể đáp ứng được điều đó, các nguyên liệu cần được khai thác nhiều hơn. Điều này dẫn tới nguồn nguyên liệu có thể bị cạn kiệt.

thoi-trang-nhanh-anh-huong-den-moi-truong
 Thời trang nhanh tác động đến môi trường

Thứ hai, làm khí hậu thay đổi. Để sản xuất ra các sợi vải thì cần có các chất xúc tác và phản ứng hóa học giữa chúng điều này có thể gây ảnh hưởng đến khí hậu. Ví dụ để sản xuất ra sợi len, thì cần nuôi cừu. Chất thải của động vật càng thì càng tạo ra nhiều chất metan. Nó làm cho cho trái đất nóng lên và ảnh hưởng đến khí hậu. Theo thống kê, thời trang nhanh thải ra không khí khoảng 1,2 tỉ tấn CO2 mỗi năm.

Thứ ba, gây ô nhiễm nguồn nước và tiêu tốn nguồn nước. Đối với những bộ quần áo không được sử dụng, chúng nhanh chóng trở thanh rác thải. Việc xử lý rác thải có thể khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm. Ngoài ra, việc sản xuất ra một sản phẩm thời trang phải tốn rất nhiều nguồn nước. Cụ thể, để tạo ra một chiếc áo thun tốn 2700 lít nước, một cái quần jeans tốn 7000 lít. Hay ngành công nghiệp thời trang chiếm 93 tỉ mét khối nước trong một năm.

Tác động của thời trang nhanh đến con người

Thời trang nhanh cũng gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên con người. Việc sản xuất hàng loạt sản phẩm trong thời gian ngắn có thể không đảm bảo chất lượng. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng. Ngoài ra, nó còn tác động trực tiếp tới những người công nhân may. Mặc dù phải làm trong một môi trường nguy hiểm nhưng tiền lương họ nhận lại rất thấp. Họ phải làm việc trực tiếp với các hóa chất độc hại sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe của họ. Như vậy, thời trang ăn liền gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tinh thần của những người công nhân.

Tổng kết

Nhìn chung, thời trang nhanh rất phát triển và gây ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này đang có những con số đáng báo động. Đang đe dọa và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chính con người. Sự thật chứng minh, chúng đem lại lợi ích thì ít nhưng gây ảnh hưởng đến môi trường và người lao động quá nhiều. Như vậy, trên đây là những điều mà nhiều người tiêu dùng cần nhìn nhận lại về thời trang nhanh.

………..

Bạn có thể tham khảo các bài viết thú vị khác về thời trang dưới đây và theo dõi kênh để biết thêm nhiều thông tin bổ ích: Tiến Minh Nguyễn

+ Top 5 Local Brand Việt Nam nổi tiếng

+ 6 lý do thời trang bền vững đi đầu ngành hiện nay

Người thực hiện:Nguyễn Thị Cúc

Mã sinh viên:19051432

Bài tập lớn_INE3104 1