4 Nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu tại Đông Nam Á

Biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu và của những thành phần liên quan gồm đại dương, đất đai, bề mặt Trái đất, và băng quyển.

Một số nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu

Trước đây biến đổi khí hậu diễn ra do tác động của các điều kiện tự nhiên, nhưng gần đây, biến đổi khí hậu xảy ra do tác động của các hoạt động của con người khiến môi trường khí hậu bị biến đổi.  Vậy có những nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến tình trạng này.

1. Thay đổi cường độ sáng và xuất hiện điểm đen mặt trời

Từ khi mặt trời được hình thành (gần 4,5 tỷ năm) cho đến nay, cường độ sáng mặt trời đã tăng lên 30%. Bên cạnh đó, các điểm đen mặt trời cũng góp phần làm thay đổi bức xạ đến Trái Đất.

Điểm đen mặt trời gây biến đổi khí hậu
                                              Điểm đen mặt trời gây biến đổi khí hậu

Ngoài ra, với sự xuất hiện của các điểm đen trên mặt trời (Sunspots) cũng làm thay đổi cường độ tia bức xạ phát từ mặt trời xuống bề mặt trái đất trực tiếp gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu.

Số Sunspots xuất hiện trung bình năm từ năm 1610 đến 2000. Với sự xuất hiện các Sunspots làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất (Nguồn: NASA).

Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất.

2. Sự thay đổi của các dòng hải lưu

Những dòng hải lưu ở đại dương luôn di chuyển liên tục. Theo đó, chúng sẽ mang các dòng nước nóng đi khắp hành , góp phần làm nhiệt độ nước biển tăng cao, nâng cao khả năng biến đổi khí hậu.

Dòng hải lưu thay đổi gây biến đổi khí hậu
                                                    Dòng hải lưu thay đổi gây biến đổi khí hậu

Các đại dương nơi chứa những dòng hải lưu di chuyển liên tục, đây là một phần không thể thiếu trong hệ thống khí hậu. Khi các dòng hải lưu di chuyển sẽ mang theo một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh.

Việc thay đổi sự lưu thông các dòng hải lưu có thể ảnh hưởng lớn tới quá trình biến đổi khí hậu như: hạn hán, băng giá,…

3. Sự thay đổi quỹ đạo Trái Đất

Trái đất của chúng ta quay quanh mặt trời ở trục nghiêng 23,5 độ. Theo thời gian, chỉ số của trục quay này sẽ thay đổi, gây ra một số tác động đến nhiệt độ trên trái đất. Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn ra rất chậm và chỉ góp phần nhỏ gây ra.

Sự thay đổi quỹ đạo quay quanh mặt trời của trái đất cũng gây ảnh hưởng, trái đất trong quỹ đạo quay ổn định sẽ nhận được lượng nhiệt vừa đủ để điều hòa khí hậu.

Nhưng do quỹ đạo quay không ổn định khi xa sẽ nhận được ít nhiệt gây nên những hiện tượng những đợt lạnh rét kỉ lục hay gần mặt trời thì nhận nhiều nhiệt và các tia đọc hại gây ra những đợt nắng nóng, hạn hán.

Trái đất thay đổi quỹ đạo gây biến đổi khí hậu
                                         Trái đất thay đổi quỹ đạo gây biến đổi khí hậu

4. Tác động từ hoạt động của con người 

Trái đất chịu sự tác động mạnh mẽ của con người hàng nghìn năm qua,các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của con người với số lượng không ngừng tăng lên, nhất là từ thế kỉ 18 thời kì nhảy vọt về công nghiệp, khoa học kĩ thuật.

Cho tới ngày nay các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, không những thế nó còn mang lại những hậu quả hết sức nặng nề khi con người chỉ biết khai thác mà không biết bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Con người tác động gây biến đổi khí hậu
                                              Con người tác động gây biến đổi khí hậu
  • Quá trình công nghiệp hóa

Quá trình này xuất hiện vào giữa thế kỉ XVIII khi máy hơi nước ra đời. Tiếp theo đó là sự ra đời hàng loạt máy móc phục vụ cho sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải. Đến cuối thế kỉ XIX, máy phát điện, động cơ điện ra đời.

Trong quá trình sản xuất công nghiệp, con người đã liên tục xả khói bụi, khí SO2,… ra môi trường. Những loại khí này có tác dụng giữ nhiệt, gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, khiến nhiệt độ Trái Đất ngày một tăng cao. Không những thế, các loại khí này còn góp phần tạo ra những cơn mưa axit, gây nguy hại cho con người và động thực vật.…

  • Phá rừng

Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất, giúp hút khí CO2 và thải ra O2. Khi bị chặt phá, lượng khói bụi và khí CO2 thải ra không được xử lý từ đó gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

  • Sử dụng các phương tiện giao thông

Trong quá trình hoạt động, các phương tiện liên tục xả khói bụi, làm thay đổi thành phần tự nhiên của không khí và dẫn đến ô nhiễm môi trường, góp phần gia tăng hiệu ứng nhà kính.

  • Cấp điện cho các toà nhà

Nhu cầu sưởi ấm và làm mát gia tăng, số người sở hữu máy điều hoà không khí gia tăng, đồng thời mức tiêu thụ điện cho mục đích chiếu sáng và sử dụng thiết bị gia dụng/thiết bị kết nối cũng gia tăng; tất cả cùng góp phần làm tăng lượng phát thải cacbon dioxit liên quan đến năng lượng từ các toà nhà trong những năm gần đây.

  • Năng lượng hạt nhân

Một vụ nổ hạt nhân sẽ cho ra hàng tấn bụi khí, số bụi khí này bay vào khí quyển làm thay đổi hàm lượng các chất có trong không khí.

Khu vực Đông Nam Á thiệt hại nặng nề bởi biến đổi khí hậu

Những cơn mưa nặng hạt sau nhiều tháng hạn hán đã khiến nhiều khu vực ở miền Nam Thái Lan và khu vực giáp biên giới Malaysia bị ngập úng nặng nề. Mưa lớn cũng đã làm ngập nhiều thành phố thuộc đảo Mindanao ở Philippines.

Nếu các quốc gia Đông Nam Á không bắt đầu hành động ngay từ bây giờ, khu vực vốn dễ bị tổn thương bởi tình trạng biến đổi khí hậu này sẽ phải hứng chịu thêm nhiều ảnh hưởng nặng nề và khó khắc phục do các hiện tượng thời tiết kỳ lạ gây ra.

Tác động gây ra bởi biến đổi khí hậu không chỉ dừng lại ở những trận mưa lớn, mà con người cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng sóng nhiệt, hạn hán kéo dài và tình trạng nước biển dâng cao sẽ nhấn chìm các thành thố, làng mạc ven biển.

Nửa đầu năm 2022 này, các quốc gia khu vực Đông Nam Á tiếp tục hứng chịu thiệt hại nặng nề từ các hiện tượng do biến đổi khí hậu gây ra. Tình trạng biến đổi khí hậu, Trái Đất nóng lên khiến thiên tai ngày càng khắc nghiệt, hậu quả mà con người phải hứng chịu cũng ngày một nghiêm trọng hơn.

Hàng nghìn người dân Indonesia phải sơ tán khi một trận lũ thủy triều dâng cao, bao phủ thành phố Semarang của nước này vào tháng 5.

Người dân chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu
                                         Người dân chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu

Quốc gia láng giềng là Malaysia cũng trải qua trận lũ lụt nghiêm trọng. Lượng mưa lớn bất thường đã khiến nhiều nơi không kịp ứng phó và phải chịu hậu quả nặng nề. Ước tính đã có khoảng 50 người thiệt mạng, 125 nghìn người phải đi sơ tán, tổng thiệt hại lên tới hơn 1,45 tỷ USD. Biến đổi khí hậu dường như cuốn đã đi tất cả.

Các nước khác tại Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Việt Nam cũng liên tiếp hứng chịu các đợt mưa lớn trong những tháng qua, trong bối cảnh nhiều nước, khu vực liên tiếp trải qua tác động mạnh do biến đổi khí hậu.

Trong một nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với các nước đang phát triển của Ngân hàng thế giới đưa ra những nhận định dự báo từ năm 2007 cho thấy  Việt Nam là nước chịu thiệt hại nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, căn cứ vào kịch bản nước biển dâng một trong những yếu tố cơ bản của biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu khiến môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước biển dâng lên cao gây bão lụt, sóng thần, hải lưu… khiến môi trường sinh thái biển thay đổi, tình trạng nuôi trong thủy sản giảm thậm chí một số sinh vật biển có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Con người chịu tác động từ biến đổi khí hậu
                                           Con người chịu tác động từ biến đổi khí hậu

Bên cạnh đó, Nhiệt độ không khí cao ảnh hưởng trực tiếp cho trường hợp tử vong do bệnh tim mạch và hô hấp, đặc biệt là người cao tuổi. Trong đợt nắng nóng của mùa hè năm 2003 tại châu Âu là một ví dụ, hơn 70 000 trường hợp tử vong đã được ghi nhận.

Nhiệt độ cao cũng làm tăng nồng độ ozone và các chất ô nhiễm khác trong không khí mà làm trầm trọng thêm bệnh tim mạch và hô hấp.

Phấn hoa và mức độ dị ứng khác cũng cao hơn ở nhiệt độ cao. Đây có thể kích hoạt hen suyễn, ảnh hưởng đến khoảng 300 triệu người. Nhiệt độ liên tục tăng sẽ làm tăng gánh nặng này.

Đề xuất một số giải pháp

Thứ nhất, tăng cường phổ biến, truyền thông, nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Thứ hai, Biến đổi khí hậu đã được khẳng định là một nhân tố ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống, kinh tế-xã hội do vậy về quan điểm chúng ta chấp nhận những ảnh hưởng này để có những giải pháp phù hợp biến những thách thức của biến đổi khí hậu thành những cơ hội để phát triển.

Thứ tư, cần phải căn cứ vào kịch bản đưa ra do biến đổi khí hậu. Có sẵn các kế hoạch, kịch bản đề phòng cho các ảnh hưởng biến đổi khí hậu gây ra.

Như vậy có thể thấy, biến đổi khí hậu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Biến đổi khí hậu dẫn đến các hình thái khí hậu cực đoan, gây ra khó khăn, cản trở cho con người, tác động trực tiếp vào đời sống. Để giảm tránh được hiện trạng này, con người cần có giải pháp giảm gây biến đổi khí hậu như: sử dụng năng lượng tái tạo,…, cùng nhau bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Đọc thêm bài viết tại:

Nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Hãy xem các bài viết khác về sức khỏe và đời sống tại đây >>>>