Tình hình kinh tế Việt Nam cuối năm 2022

Tình hình kinh tế Việt Nam cuối năm 2022 sau khi trải qua một năm đầy biến động và thách thức cả trong nước và quốc tế

1. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19. Tăng trưởng GDP giảm 2,6% vào năm 2021 do sự xuất hiện của biến thể Delta của virus Sars-CoV-2 và dự kiến ​​sẽ phục hồi lên 7,2% vào năm 2022 và 6,7% vào năm 2023.

Với tỉ lệ tăng trưởng ở mức 2,5% đến 3,5% mỗi năm trong suốt 30 năm qua, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực. Năm 2020 nông nghiệp đóng góp 14% cho GDP và 38% việc làm, năm 2021 xuất khẩu đạt hơn 48 tỷ USD giữa thời điểm đại dịch COVID-19.

2. Tình hình kinh tế Việt Nam đầu năm 2022

Đầu năm 2022, tình hình kinh tế Việt Nam đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau một năm 2021 đầy sóng gió bởi sự tác động của Covid-19. Dù còn nhiều khó khăn nhưng 6 tháng đầu năm kinh tế nước ta đã tăng trưởng 6,42% cùng nhiều chỉ số khác có mức phục hồi ấn tượng.

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,30%; khu vực dịch vụ chiếm 40,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,02% .

Tình hình kinh tế Việt Nam đầu năm khởi sắc tích cực
Tình hình Kinh tế Việt Nam đầu năm khởi sắc tích cực

Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng tăng 2,44%, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm trong điều kiện khó khăn, thu ngân sách 6 tháng ước đạt 66,1%, dự toán tăng 18,8%, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 371 tỷ USD (tăng 16,4%), xuất siêu 6 tháng là 710 triệu USD, an ninh lương thực được bảo đảm, cung cấp đủ điện, xăng dầu… Trong 6 tháng đầu năm, thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, tăng trưởng tín dụng đạt 8,85% so với cuối năm 2021.

3. Xuất nhập khẩu Việt Nam có mức tăng trưởng ấn tượng

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,65 tỷ USD, tăng 5,6% so với tháng trước; quý II/2022 ước đạt 96,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước và tăng 8,7% so với quý I/2022; 6 tháng ước đạt 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm nhiều nhất với 88,7%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2022 ước đạt 32,37 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước; quý II/2022 ước đạt 97,6 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 11,3% so với quý I/2022; 6 tháng ước đạt 185,23 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.

3.1. Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 55,9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 61,3 tỷ USD.

3.2. Cán cân thương mại hàng hóa

Sơ bộ tháng Năm nhập siêu 1,7 tỷ USD[6]; 5 tháng đầu năm xuất siêu 434 triệu USD; tháng Sáu ước tính xuất siêu 276 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 710 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,86 tỷ USD).

Xuất nhập khẩu Việt Nam đạt nhiều cột mốc mới
Xuất nhập khẩu Việt Nam đạt nhiều cột mốc mới

4. Thu ngân sách các tỉnh thành vượt chỉ tiêu được giao

Theo thống kê của Tổng cục thống kê, có 16/19 khu vực, khoản thu, sắc thuế đạt khá so với dự toán (đạt trên 55%), trong đó có một số khu vực, khoản thu lớn như: DNNN đạt 56,8%, DN có vốn đầu tư nước ngoài đạt 56,4%, khu vực ngoài quốc doanh đạt 67,7%, thuế TNCN đạt 77,4%, thu lệ phí trước bạ đạt 68,5%.

Có 60/63 địa phương có số thu đạt trên 50% dự toán, trong đó, đáng chú ý một số địa phương thu 6 tháng đạt cao như: Hưng Yên, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Giang, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kon Tum, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh.

5. Kinh tế Việt Nam cuối năm 2022

Kinh tế Việt Nam cuối năm 2022 dự kiến sẽ có nhiều sự khó khăn bởi những tác động từ lạm phát, giá xăng dầu tăng, tình tình hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc tăng giá cả các mặt hàng thiết yếu cũng làm cho người dân hạn chế chi tiêu, giảm mức tiêu thụ hàng hóa.

Gía cả các mặt hàng tang cũng làm cho cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt là nhốm người có thu nhập thấp ở thành phố và những người nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Vì vậy chúng ta cần có những biện pháp, chính sách thích hợp để bảo vệ quyền lợi cho người dân.

Với những khó khăn trên, dự báo kinh tế Việt Nam cuối năm 2022 và đầu năm 2023 sẽ khó khăn đối với doanh nghiệp và người dân. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đang bủa vây các nước, kinh tế Viêt nam cuối năm 2022 cũng phải không năm ngoài sự suy thoái này.

Kinh tế việt nam cuối năm 2022
Kinh tế việt nam cuối năm 2022

Sinh viên thực hiện: Xa Thị Diệu Thảo

Mã sinh viên: 20051360

Mã học phần: INE3104-2

2 thoughts on “Tình hình kinh tế Việt Nam cuối năm 2022

  1. Pingback: Kinh tế Trung Quốc sau Covid-19. Kỳ vọng trong năm mới?

  2. Pingback: Kinh tế Anh 2022 bị ảnh hưởng bởi Brexit như thế nào?

Comments are closed.