Công nghệ 5G: Thực tế triển khai tại Việt Nam – Cơ hội và thách thức

 

Sự phát triển của công nghệ 5G
Sự phát triển của công nghệ 5G

Sự phát triển của công nghệ mạng 5G hiện đang là xu hướng chung trên khắp thế giới. Hàng trăm nhà khai thác di động tại nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ đã triển khai mạng 5G thương mại. Để bắt nhịp nhanh chóng với xu hướng toàn cầu, Việt Nam cũng đang tập trung nghiên cứu, phát triển và triển khai thử nghiệm công nghệ mạng 5G trong thực tế. Vậy, thực tế triển khai công nghệ này ở Việt Nam diễn ra và phát triển như thế nào?

Công nghệ 5G hiện đang là xu hướng phát triển chung trên khắp thế giới. Hàng trăm nhà khai thác di động tại nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ đã triển khai mạng 5G thương mại. Để bắt nhịp nhanh chóng với xu hướng toàn cầu, Việt Nam cũng đang tập trung nghiên cứu, phát triển và triển khai thử nghiệm công nghệ mạng 5G trong thực tế. Vậy, thực tế triển khai công nghệ này ở Việt Nam diễn ra và phát triển như thế nào?

1. Công nghệ 5G là gì?

Công nghệ 5G là thế hệ thứ năm của công nghệ di động không dây, cung cấp tốc độ tải lên và tải xuống nhanh hơn, kết nối ổn định hơn và dung lượng được cải thiện so với các mạng trước đây. 5G nhanh hơn và đáng tin cậy hơn nhiều so với các mạng 4G phổ biến hiện nay và có tiềm năng thay đổi cách chúng ta sử dụng internet để truy cập các ứng dụng, mạng xã hội và thông tin.

Ví dụ: công nghệ như xe ô tô tự lái, ứng dụng trò chơi tiên tiến và phương tiện truyền phát trực tiếp yêu cầu kết nối dữ liệu tốc độ cao, đáng tin cậy sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ kết nối 5G.

Công nghệ là gì?
Công nghệ là gì?

2. Thực tế triển khai mạng 5G tại Việt Nam

  • Công nghệ 5G tại Việt Nam

Không nằm ngoài quỹ đạo phát triển chung của thế giới, Việt Nam cũng đang bắt nhịp nhanh chóng và trở thành một trong số những quốc gia đầu tiên tham gia vào hành trình triển khai thử nghiệm mạng 5G. Cuối năm 2020, cả ba nhà mạng lớn VinaPhone, MobiFone, Viettel đã lần lượt công bố thử nghiệm dịch vụ 5G tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và sau đó liên tiếp mở rộng ra các thành phố lớn khác.

Tính đến hết năm 2021, mạng 5G thương mại đã được thử nghiệm tại 16 tỉnh, thành phố trên cả nước, với gần 150 trạm phát sóng 5G. Việt Nam hoàn thành mục tiêu phủ sóng 5G ít nhất 15 tỉnh/thành phố, sẵn sàng chính thức cung cấp thương mại trong năm 2022. Song song với việc triển khai ngoài thực tế để tiếp nhận phản hồi, các nhà mạng cũng không ngừng phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống kỹ thuật để ngày càng mở rộng vùng phủ sóng.

Có thể nói Viettel là nhà mạng đầu tiên tại nước ta đã tiên phong thử nghiệm thành công thương mại 5G tại một số nơi vào 10/2020. Tiếp đến là MobiFone cũng đang rất tích cực cho chuẩn bị hạ tầng mạng để kịp tiến độ thương mại hoá dịch vụ 5G vào đầu 2021. Quá trình phát sóng và cung cấp mạng 5G cũng đang được nhà mạng Vinaphone dần hoàn thiện để đưa vào thử nghiệm thương mại ở Hà Nội và TPHCM.

Viettel là nhà mạng tiên phong trong làn sóng công nghệ 5G
Viettel là nhà mạng tiên phong trong làn sóng công nghệ 5G

Chia sẻ tại Hội nghị ASEAN về 5G (Tháng 10/2022), Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Phan Tâm cho biết, trong vài năm gần đây, tại khu vực và trên thế giới đã có những bước tiến đáng kể trong việc triển khai mạng 5G. Việt Nam sẽ triển khai thí điểm 5G tại 55 tỉnh, thành phố, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất thiết bị đầu cuối kết nối 5G. Trong vài năm đầu, Việt Nam áp dụng thí điểm 5G cho các khu công nghiệp, viện nghiên cứu, trường học, cơ quan nhà nước.

Mục tiêu của Việt Nam là vào năm 2030, 100% dân số Việt Nam có kết nối 5G.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm phát biểu tại Hội nghị ASEAN về công nghệ 5G
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm phát biểu tại Hội nghị ASEAN về công nghệ 5G
  • Cơ hội phát triển công nghệ 5G tại Việt Nam

5G có tốc độ nhanh hơn gấp 3-5 lần so với 4G, độ trễ gần như bằng 0. Đó chính là một lợi thế vô cùng lớn cho sự đổi mới trong rất nhiều lĩnh vực, bao gồm cả sản phẩm và dịch vụ. Các hoạt động phát triển thuận lợi hơn, nhờ đó hoạt động kinh tế – xã hội cũng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Song hành với sự phát triển không ngừng của những công nghệ hiện đại và thiết bị thông minh thế hệ mới, mạng 5G tăng cường và kích hoạt những dịch vụ trọng yếu.

Tại Việt Nam, 5G cũng đang trên đà phát triển để phục vụ cho sự đi lên của kinh tế – xã hội. Theo các chuyên gia, Việt Nam có nhiều cơ hội đáng hứa hẹn. Từ những năm 1990, Việt Nam từng là một trong số 20 quốc gia đi đầu về mạng 2G. Nhưng khi cả thế giới chuyển đổi sang công nghệ 3G/4G, Việt Nam lại thiếu đi sự chủ động và mạnh dạn, đứng dưới trung bình của thế giới về mật độ thuê bao băng thông rộng.

Để cải thiện tình trạng này trong chặng đua mạng di động 5G, Chính phủ, nhà mạng và doanh nghiệp công nghệ – viễn thông đã nhanh chóng nhập cuộc. Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép thử nghiệm 5G từ năm 2019 đến 2020 khi thế giới bắt đầu triển khai 5G.

Theo các thử nghiệm thì tốc độ của mạng 5G Viettel dao động từ 600 – 700 Mbps. MobiFone 5G sau khi thử nghiệm đã thu được kết quả tích cực với tốc độ dữ liệu tải xuống đạt xấp xỉ 2 Gbps. VinaPhone 5G cũng có kết quả thử nghiệm tốc độ download mạng khả quan với 2.2 Gbps.

Tốc độ mạng 5G tại Việt Nam
Tốc độ mạng 5G tại Việt Nam

Công nghệ 5G có tốc độ mạng nhanh hơn 3-4 lần Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên triển khai 5G phát triển thương mại trên thế giới. Các nhà mạng lớn cũng đã bắt đầu triển khai hạ tầng, cơ sở kỹ thuật cho mạng 5G. Mục tiêu trước mắt là vào năm 2030, 100% dân số Việt Nam có kết nối 5G. Trên hành trình phát triển mạng 5G, Việt Nam đã và đang cho thấy sự hợp tác chặt chẽ với các nước trong khu vực ASEAN để cùng nhau phát triển thông qua chuỗi hội nghị hàng năm trao đổi về công nghệ này.

Mới đây nhất, vào tháng 10/2022 tại Hà Nội, Việt Nam đã diễn ra Hội nghị ASEAN về 5G nhằm xem xét những vấn đề về pháp lý, những khó khăn, thách thức phải đương đầu khi triển khai mạng 5G, cũng như lắng nghe kinh nghiệm liên quan đến việc triển khai 5G tại các quốc gia khác Hành động này cho thấy sự quan tâm đặc biệt và quyết tâm của Chính phủ, nhà mạng và các doanh nghiệp Công nghệ thông tin Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển 5G.

Lộ trình phát triển công nghệ 5G tại Việt Nam
Lộ trình phát triển công nghệ 5G tại Việt Nam

Bên cạnh đó, hệ thống tiêu chuẩn ứng dụng 5G đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, thúc đẩy việc nhân rộng và quảng bá các ứng dụng 5G trên quy mô lớn. Do đó, các bộ, ngành, hiệp hội cần phối hợp với các nhà mạng, nhà cung cấp giải pháp để nghiên cứu, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ứng dụng tích hợp 5G trong các ngành, lĩnh vực chính như tiêu chuẩn chung cơ bản, tiêu chuẩn thiết bị tích hợp và tiêu chuẩn ứng dụng công nghệ mới vào 5G như AI, Big Data, IoT,….

VinaPhone triển khai phát sóng 5G ở nhiều tỉnh/thành phố trên cả nước
VinaPhone triển khai phát sóng 5G ở nhiều tỉnh/thành phố trên cả nước

Công nghệ 5G đã trở thành một xu hướng phát triển không thể né tránh trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam. Trải qua một quá trình phát triển nhanh chóng, 5G đã mang đến những tiềm năng và cơ hội lớn cho quốc gia này. Với công nghệ 5G, Việt Nam có thể tận dụng những ưu điểm vượt trội của nó để phát triển các lĩnh vực như tự động hóa công nghiệp, xe tự lái, y tế từ xa và các ứng dụng thực tế tăng cường.

  • Thương mại hoá công nghệ 5G 

Tính đến đầu năm 2023, đã có 247 nhà mạng tại 97 quốc gia đã cung cấp dịch vụ công nghệ 5G. Hiện cũng đã có khoảng 270 nhà mạng khác đang đầu tư các bước cuối cùng để sớm cung cấp 5G đến người dùng. Đến nay, số thuê bao 5G đã phát triển khá nhanh so với các mạng 3G, 4G trước đó. Trên toàn thế giới số thuê bao đã đạt hơn 1 tỷ thuê bao và dự báo sẽ đạt 3 tỷ thuê bao trong 3 năm tới.

Theo đó 50% chi phí triển khai công nghệ 5G phần nhiều thuộc về các nhà phát triển ứng dụng nên theo Luật Viễn thông, Bộ TT&TT đã tiến hành đấu giá băng tần để minh bạch hóa việc cấp phép. Nhưng cách tính giá băng tần cho lần đấu giá đầu tiên đã không hấp dẫn các doanh nghiệp. Trên thế giới hiện cũng có nhiều cách tính giá băng tần khác nhau nhưng Việt Nam phải tham khảo các quốc gia có điều kiện tương tự về kinh tế xã hội để áp dụng.

Nói đến 5G không chỉ là smartphone, mà là cả hệ sinh thái đi kèm. Vì thế, Việt Nam phải có chính sách hỗ trợ startup để nghiên cứu phát triển các ứng dụng cho 5G và cho các ngành công nghiệp khác.

“Triển khai công nghệ 5G không chỉ là câu chuyện phủ sóng, mà các nhà mạng còn phải quan tâm đến hoàn vốn, sinh lời trên hạ tầng đó. Vấn đề lớn nhất ở Việt Nam hiện nay là thị trường, người dùng và dịch vụ”, ông Hoàng Ngọc Thức, CTO Nokia Việt Nam khẳng định.

“Việc đấu giá tần số 4G/5G thành công trong năm nay đã trở thành nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Cục Tần số vô tuyến điện”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
“Việc đấu giá tần số 4G/5G thành công trong năm nay đã trở thành nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Cục Tần số vô tuyến điện”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

“5G đã phát triển được 5 năm, các kiến trúc mạng 5G về mặt công nghệ đã khá hoàn thiện và triển khai nhiều nước trên thế giới. Quá trình triển khai 5G không chỉ là câu chuyện phủ sóng mà nhà mạng còn quan tâm đến hoàn vốn, sinh lời trên hạ tầng đó. Chúng tôi thấy ở Việt Nam hiện nay vấn đề lớn nhất là thị trường, người dùng và dịch vụ, còn kiến trúc công nghệ thì không đáng lo ngại”, ông Thức nhận định.

  • Thách thức khi triển khai mạng 5G

5G được kỳ vọng sẽ thực sự mang đến cho Việt Nam những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa trong nền kinh tế số. Tuy nhiên, khi được triển khai rộng rãi, Việt Nam không tránh khỏi việc gặp phải một số khó khăn, thách thức.

Theo đó, khi triển khai mạng 5G, Chính phủ, các nhà mạng viễn thông và công ty công nghệ sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, bao gồm việc quản lý hàng triệu thiết bị cùng kết nối. Đồng thời, cũng cần phải đảm bảo được an toàn thông tin mạng và hoạt động chuyển đổi sang nền kinh tế số.

Bên cạnh đó, để phát triển 5G, chúng ta cần ít nhất 4 điều kiện cơ bản: Chính sách nền công nghiệp quốc gia, quy hoạch tần số, sự chuẩn bị của hạ tầng ứng dụng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhân sự có năng lực.

Thời gian trước đây, khi thiết bị thông minh chưa phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng dịch vụ viễn thông ở Việt Nam chủ yếu là cuộc gọi và tin nhắn. Hiện nay, nhu cầu kết nối dữ liệu đã lớn hơn nhiều, tuy nhiên phần lớn sử dụng cho mục đích giải trí và tiện ích hàng ngày trên điện thoại thông minh.

Tuy nhiên, những nhu cầu này hoàn toàn có thể đáp ứng được bởi hạ tầng mạng 3G hay 4G.

Thêm vào đó, thách thức của Việt Nam là số người sử dụng những thiết bị cũ chỉ hỗ trợ công nghệ 3G, 4G vẫn còn khá lớn. Khi triển khai mạng 5G, người dùng sẽ phải thay đổi thiết bị của họ. Điều này khá tốn kém và có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng sử dụng của người dân.

Hành trình triển khai công nghệ 5G đầy đủ sẽ không dễ dàng, nhưng đầy tiềm năng và kỳ vọng
Hành trình triển khai công nghệ 5G đầy đủ sẽ không dễ dàng, nhưng đầy tiềm năng và kỳ vọng.

Một yếu tố quan trọng khác để 5G phát triển là phải có ứng dụng đi kèm. 5G được kỳ vọng áp dụng nhiều trong lĩnh vực giao thông thông minh như xe tự lái, điều tiết giao thông theo thời gian thực; lĩnh vực sức khoẻ thông minh như phẫu thuật từ xa,…

Nhưng thực tế ở Việt Nam cho thấy, nhu cầu trong lĩnh vực này còn khá ít ỏi. Vậy, làm sao để kinh doanh và thu lợi nhuận, đó cũng là dấu hỏi lớn cho các nhà phát triển.

Cuối cùng, vấn đề bảo mật, an toàn an ninh mạng cũng là một thách thức vô cùng lớn. 5G làm tăng khả năng kết nối, đồng thời cũng thu hút sự chú ý từ tội phạm mạng. Tội phạm mạng có thể sẽ mang lại tổn thất vô cùng lớn, không chỉ cắp danh tính hay gian lận thẻ tín dụng, mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống điều khiển thông minh.

Việc triển khai 5G cũng giúp nâng cao hiệu suất và năng lực của hệ thống viễn thông, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xây dựng một xã hội số thông minh. Tóm lại, sự phát triển của công nghệ 5G ở Việt Nam đang mở ra những cơ hội mới và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xây dựng một xã hội số thông minh. Mặc dù còn nhiều thách thức, nhưng với sự cam kết và nỗ lực của tất cả các bên liên quan, Việt Nam đang vươn lên trở thành một trung tâm tiên phong trong lĩnh vực công nghệ 5G.

LỜI KẾT

Trên thực tế, công nghệ 5G đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với người dùng cá nhân hay là các doanh nghiệp. Do vậy, việc hiểu và nắm rõ về sự phát triển của công nghệ 5G là điều vô cùng hữu ích và cần thiết. Hi vọng với bài viết về công nghệ 5G của Ezcomclass này có thể mang lại cho các bạn đọc những thông tin hữu ích về công nghệ 5G.

Phát triển công nghệ AI ở Việt Nam giúp thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Mở cửa tương lai: 6 ứng dụng công nghệ thực tế ảo thay đổi cuộc sống của chúng ta

Top 7 xu hướng công nghệ hứa hẹn sẽ bùng nổ trong tương lai gần

Công nghệ và tác động sâu sắc đối với xã hội trong kỷ nguyên số

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mai
Mã sinh viên: 21050928