Tây Bắc và 6 điều bạn chưa biết về văn hóa vùng đất này

Tây Bắc Việt Nam không chỉ là một miền đất hùng vĩ với những cảnh đẹp hùng sư tự nhiên mà còn chứa đựng bí mật của một văn hóa độc đáo, mê hoặc bất cứ tâm hồn nào dám chạm vào. Đến với xứ sở này, người ta không chỉ bị cuốn hút bởi những khung cảnh thiên nhiên hoang sơ mà còn bởi sự đa dạng và phong phú của văn hóa Tây Bắc, một kho tàng tinh thần với những bí ẩn chưa được khám phá.

Những câu chuyện dân gian xanh rờn như những cánh rừng thông gió thoảng, những nghi lễ tâm linh kỳ bí hòa mình trong sương khói, và những bản nhạc độc đáo đánh thức tâm hồn người nghe, tất cả đều là những nguồn cảm hứng không ngừng cho những ai muốn khám phá và trải nghiệm hết vẻ đẹp bí ẩn của vùng đất Tây Bắc ngoạn mục này.

Vậy chúng ta hãy cùng nhau khám phá những điều thú vị về văn hóa Tây Bắc, những điều mà có lẽ bạn chưa từng biết đến nhé.

1. Tổng quan vùng văn hóa Tây Bắc

Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc.Tây Bắc Việt Nam bao gồm bảy tỉnh là Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Phú Thọ và Lào Cai, giáp ranh với Lào và Trung Quốc. Tây Bắc là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Dao, Kinh, Hoa, Khơ Mú,…với không gian văn hóa rộng lớn và phong phú.

Nơi đây có tổng số diện tích khoảng 91.000 km², chiếm khoảng 2,8% diện tích đất liền của Việt Nam. “Đặc điểm nhận dạng” của Tây Bắc chính là khối núi đá cao trải dài và chia cắt sâu, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, tạo nên nhiều thung lũng, hang động bí ẩn. Trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn dài đến 180km, rộng 30km, cao từ 1500m trở lên, các đỉnh cao nhất như Phanxipăng 3142m, Yam Phình 3096m, Pù Luông 2.983m. Dãy Hoàng Liên Sơn, được người Thái gọi là “sừng trời” (Khau phạ), chính là bức tường thành phía đông và vùng Tây Bắc.

Sinh sống trên các triền núi cao, bên những dòng suối mát lành, đồng bào vùng cao Tây Bắc canh tác nông nghiệp theo mô hình ruộng bậc thang. Các nương ruộng bậc thang chính là thành quả của sự lao động cần cù, sáng tạo, mang tính cộng đồng của người dân vùng cao. 

Với mô hình này, người dân Tây Bắc không chỉ thích ứng với địa hình chủ yếu là đồi núi trong sản xuất nông nghiệp còn góp phần phát triển du lịch văn hóa của vùng. Những nương ruộng bậc thang trùng điệp trên sườn núi, dưới thung lũng làm nên vẻ đẹp kỳ vĩ đặc trưng của vùng Tây Bắc.

Ruộng bậc thang Tây Bắc
Ruộng bậc thang Tây Bắc

2. Trang phục của người Tây Bắc

Đối với đồng bào vùng Tây Bắc, những bộ trang phục của họ theo truyền thống để tạo nên bản sắc dân tộc riêng. Mỗi dân tộc lại có một bộ trang phục truyền thống riêng biệt, với những họa tiết và màu sắc đặc trưng và đẹp mắt

2.1. Trang phục dân tộc Thái

Dân tộc Thái có trên 1 triệu người sinh sống tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái,… Các nhóm địa phương có Thái đen và Thái trắng. Thái đen trước đây phụ nữ ưa mặc áo đen, Thái trắng trước đây phụ nữ ưa mặc áo trắng.

Trang phục người Thái là váy lụa, áo lụa, hàng khuy bạc óng ánh, quấn quýt mềm mại. Vải chủ yếu là màu chàm, hoa văn thổ cẩm đặc sắc. Nói tới vẻ đẹp trang phục của con gái Thái không thể không nói đến chiếc khăn Piêu huyền thoại, được thêu những hoa văn, họa tiết mô phỏng tinh tế thiên nhiên, với những “cút Piêu” – nút thắt trang trí và “xài peng” – tua vải màu hai đầu khăn nổi tiếng. Khăn Piêu được đội hờ hững trên đầu như cánh bướm dịu dàng trên nhành xuân.

Trang phục của dân tộc Thái
Trang phục của dân tộc Thái

2.2. Trang phục dân tộc Mông

Dân tộc Mông có trang phục truyền thống hết sức cầu kì và sặc sỡ, thường làm bằng vải lanh với nhiều màu sắc nổi bật cùng hoa văn đa dạng, cầu kì gồm: váy xếp thành nhiều nếp bằng lanh, áo xẻ ngực, mang tạp dề đằng trước và sau, quấn xà cạp ở chân. Một bộ trang phục hoàn chỉnh thường gồm áo xẻ cổ, váy xòe xếp ly, xà cạp và mũ đội đầu. Trang phục người Mông Hoa và Mông Trắng thì hoa văn chủ yếu tập trung trên lưng áo, đó là các họa tiết thổ cẩm hình chữ nhật, hình thoi,…

Còn trang phục phụ nữ Mông Đen, Mông Đỏ thì họa tiết tập trung ở vùng tay áo và trước ngực. Váy của họ là váy xòe xếp ly, thường là màu trắng, đai thắt lưng dài có màu nổi bật như xanh, hồng,…Đi kèm với váy là xà cạp được thiết kế tỉ mỉ với các đồng xu bạc trang trí.

Trang phục của người Mông
Trang phục của người Mông

2.3. Trang phục dân tộc Dao

Người Dao còn có các tên gọi khác nhau như Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), là một dân tộc có số dân đứng hàng thứ 9 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam, với gần 1 triệu người. Trang phục của người Dao rất đa dạng, tùy thuộc vào từng vùng cư trú…

Phụ nữ Dao Đỏ đội khăn đỏ, mặc áo dài, xẻ ngực, áo yếm, quần chàm, họ thêu kín các họa tiết trang trí bằng chỉ màu đỏ để nẹp cổ liền với ngực thân áo. Đặc biệt hai đầu của nẹp ngực được đính nhiều chuỗi hạt cườm và tua đỏ. … Phụ nữ Dao Quần Chẹt đội khăn dài chàm, áo dài và yếm thêu ít hoa.

Trang phục của người Dao đỏ
Trang phục của người Dao đỏ

Xem thêm: Ghé thăm Tây Bắc trải nghiệm văn hóa vùng cao

3. Văn hóa tinh thần Tây Bắc

Nếu người Kinh có Lễ Tình Nhân – Valentine – thì các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc lại thường trao nhau lời hứa hẹn trăm năm vào Chợ Tình. Đây là hoạt động truyền thống nổi tiếng vào mùa xuân, khi người người nhà nhà háo hức mua sắm quần áo mời, buôn bán, mua sắm, dạo phố và nói chuyện yêu đương vào lúc đất trời đương độ đẹp nhất. Ngoài ra, đến với chợ tình Sapa, bạn có thể tham dự nhiều hoạt động vui chơi giải trí nổi bật ở đây như xem biểu diễn văn nghệ, ngắm nhìn, chụp hình cùng các em bé dân tộc trong trang phục truyền thống, hay tham quan nhà thờ đá và ăn những món ăn nướng ngon lành ở phố đi bộ gần đó. Phiên chợ tình Tây Bắc không chỉ là nơi họ hẹn của đôi lứa yêu nhau mà còn là điểm du lịch độc đáo của nơi đây.

Nét đặc trưng riêng biệt nhất của văn hóa các dân tộc Tây Bắc phải kể đến ẩm thực. Nhờ sự kết hợp của 34 dân tộc khác nhau khiến ẩm thực của vùng đất này hội tụ nhiều điểm đặc biệt. Những món ăn truyền thống của dân tộc được đồng bào sử dụng hàng ngày, trong những ngày lễ, tết, xuân về. Những món ăn tại đây thường được chế biến với hương vị đậm đà, mùi vị khác biệt, trở thành đặc sản đối với bất cứ du khách nào khi ghé thăm.

3.1. Thắng cố

Món ăn đầu tiên phải nhắc đến là đặc sản thắng cố. Thắng cố là một trong những món ngon Tây Bắc nổi tiếng nhất, được chế biến từ thịt ngựa, mỡ ngựa, nội tạng ngựa cùng một ít… phân non của ngựa. Thịt ngựa dai mềm kết hợp cùng các loại gia vị độc đáo như thảo quả, quế, địa điền, lá chanh nướng đã tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng cho đặc sản này. Ngày nay, để phù hợp với khẩu vị của du khách, thắng cố có thêm biến tấu từ bò, dê, heo và bỏ qua nguyên liệu phân non. Thắng cố là món đặc sản của đồng bào dân tộc, ngày càng được nhiều người biết đến, là món ăn nhất định du khách gần xa phải thưởng thức. Hương vị độc đáo của thắng cố sẽ để lại nhiều ấn tượng khó quên đối với du khách khi đến với vùng Tây Bắc.

Món thắng cố
Món thắng cố

3.2. Mèn mén Tây Bắc

Món ăn đặc trưng tiếp theo phải kể đến là mèn mén, đây cũng là đặc sản đại diện cho ẩm thực vùng cao Tây Bắc. Trước kia, mèn mén là món ăn chính, là “cơm” hàng ngày của người Mông. Ngày nay, cuộc sống của người Mông đã đủ đầy hơn, nhưng món mèn mén vẫn giữ vai trò chủ đạo trong bữa ăn hằng ngày, cho dù nhiều gia đình có điều kiện. Bởi, dù là món ăn nhưng mèn mén đã ngấm vào máu thịt, nuôi dưỡng bao thế hệ đồng bào Mông. Là món ăn không thể thiếu được trong các ngày lễ, ngày tết. Được chế biến từ nguyên liệu chính là bắp ngô, sau đó đem đi hấp chín, mèn mén có vị thơm ngọt tự nhiên, thường được ăn cùng với thắng cố và ớt nướng. Trước đây, người Mông thường chỉ dùng để ăn trong nhà, ngày nay, món mèn mén đã được làm nhiều hơn để bán trong các phiên chợ. Do vậy, du khách ghé thăm những phiên chợ vùng cao đều có thể thưởng thức được món ăn dân dã, đặc trưng này của người Mông.
Mèn mén
Mèn mén

3.3. Pa pỉnh tộp

Pa pỉnh tộp là một trong những món ăn đặc biệt của người Thái ở Tây Bắc. Pa pỉnh tộp nghĩa là cá nướng gập nguyên con, nhưng có cách chế biến, gia vị cầu kì hơn so với cá nướng thông thường. Món ăn này được làm từ cá trắm, chép, rô… Sau đó, được ướp với các loại gia vị như mắc khén, rau thơm, hành lá, thì là, rau húng, sả, hành củ, gừng, tỏi, ớt tươi được đập dập, giã nhỏ, trộn mắm, muối, mì chính vừa đủ…
Trong văn hóa ẩm thực, người Tây bắc  giản dị, không mâm cao, cỗ đầy, không nem công, chả phượng. Người ta chú ý đến hương vị, cái chất của món ăn mà ít chú ý đến mỹ thuật bày biện, màu sắc của món ăn. Họ xem ăn uống là dịp để thể hiện phong cách ứng xử trong sinh hoạt cộng đồng, không lấy ăn uống làm chính mà lấy sự vui làm trọng. Thông qua việc ăn uống, người Tây Bắc thể hiện phong cách ứng xử trong sinh hoạt cộng đồng. Ăn uống là một cách bày tỏ tình cảm, lấy làm nguồn vui trong cuộc sống.

4. Con người Tây Bắc

Với mỗi dân tộc có những trang phục, ẩm thực, kiến trúc nhà ở, phong tục tập quán khác nhau. Sự đang dạng của từng cộng đồng nhỏ này đã tạo nên sự khác đa dạng cho cả vùng đất, một sức hấp dẫn đặc sắc từ con người. Ở dân tộc Tây Bắc, con người luôn sống chân thật, hòa thuận. Trong bản cũng như gia đình ít khi to tiếng với nhau. Nét nổi bật của văn hóa Tây Bắc là sống đoàn kết và thương yêu nhau là nét chủ đạo trong cuộc sống của con người nơi đây. Hơn cả là sự đón tiếp nồng ấm.

Chẳng cần biết lạ hay quen, thân hay sơ, khách đến nhà là được ngủ ở vị trí trang trọng với chăn mới, đệm mới do chính bàn tay khéo léo của các cô gái Tây Bắc làm nên. Trong tiết trời se lạnh, cùng quây quần bên bếp lửa, nâng chén rượu ngô, thì mọi khoảng cách địa lý không còn ý nghĩa gì nữa. Mình nghĩ Tây Bắc rất phù hợp với cách đi du lịch của khách nước ngoài.

Con người Tây Bắc
Con người Tây Bắc

Nhịp sống Tây Bắc rất mộc mạc, giản dị. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, phong tục tập quán, văn hóa ẩm thực của những bản, những làng, năm trên dải chữ S xinh đẹp, tất cả hòa quyện lại tạo nên một Tây Bắc rất thơ, rất mộng, trữ tình. 

5. Nhà ở của người Tây Bắc

Văn hóa dân tộc Tây Bắc còn in đậm trong từng kiến trúc nhà ở của người dân khu vực. Mỗi dân tộc khác nhau thường xây dựng nhà ở với lối kiến trúc khác nhau nhưng tạo nên được một Tây Bắc rất riêng. Người Dao thường tạo nên các công trình nửa trệt nửa sàn phong phú. Kiểu nhà truyền thống của người Dao được thiết kế ba gian, chắp ghép lại với nhau bằng những nguyên liệu rời rạc. Người Mông thường xây dựng nhà trệt, không gác. Nhà ở gồm ba gian với kết cấu chắc chắn được làm bằng gỗ. Gian chính được người dân sử dụng đặt bàn thờ tổ tiên. Gian ngoài dành cho nam sinh hoạt, gian trong dành cho việc bếp núc. Dù xây dựng theo lối kiến trúc nào đi chăng nữa, mỗi kiến trúc đều thể hiện rõ ràng văn hóa Tây Bắc.

Nhà sàn gỗ
Nhà sàn gỗ

Những ngôi nhà sàn này, tuy được xây dựng từ những nguyên liệu thô sơ như gỗ, tre, nứa, vầu,… nhưng lại có khả năng giữ ấm vào mùa đông và làm mát vào mùa hè. Vì những điều thú vị của nhà sàn mà hiện nay ở Tây Bắc, mô hình nhà sàn được xây dựng lên để du khách ở trải nghiệm ngày càng nhiều.

6, Lễ hội

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người Mông, được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm. Lễ hội Gầu Tào được coi là lễ hội tiêu biểu, thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc không chỉ của người H.Mông của xã Dào San mà còn là của cộng đồng dân tộc H.Mông của huyện Phong Thổ đầu năm mới. Lễ hội là dịp để cúng tạ Trời Đất, Thần linh phù hộ, ban cho mọi người sức khỏe, mùa màng bội thu, gia súc đầy chuồng.

Lễ hội Hoa Ban

Lễ hội hoa Ban hay còn gọi là lễ hội Xên Mường được người Thái ở Tây Bắc. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng Hai âm lịch, khi hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc. Hội hoa ban là ngày hội của tình yêu đôi lứa; ngày hội của hạnh phúc gia đình; hội cầu mùa, no ấm nơi bản mường, đồng thời cũng là dịp thi tài, vui chơi, hát giao duyên trong những đêm trăng sáng….

Lễ hội Cầu Mưa

Lễ hội Cầu Mưa là lễ hội truyền thống của người Dao ở Hà Giang. Lễ hội diễn ra vào đầu mùa lũ (tháng 5 âm lịch) và kết thúc vào giữa mùa lũ (tháng 7 âm lịch). Trong lễ hội, người dân sẽ tổ chức cầu mưa để mong mưa thuận gió hòa, bình an cho gia đình và xã hội.

Lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Lồng Tồng là một lễ hội truyền thống đặc trưng của cộng đồng người Tày. Lễ hội này được tổ chức hàng năm vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch theo từng địa phương, mang ý nghĩa cầu phúc, cầu mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên, no ấm. Trong lễ hội thường diễn ra các trò chơi dân gian cổ truyền, như: Ném còn, bịt mắt bắt dê, hát lượn….

Lễ hội Tây Bắc
Lễ hội Tây Bắc

Lời kết

Tây Bắc, một vùng văn hoá, xứ sở hoa ban, quê hương xoè hoa, miền đất dịu ngọt của những thiên tình sử Tiễn dặn người yêu nhưng cũng đầy tiếng than thở của những thân phận người Tiếng hát làm dâu, một một vùng đất mang nhiều vẻ đẹp văn hóa độc đáo và hấp dẫn. Bằng những nét văn hóa rất riêng ấy, Tây Bắc đã góp phần làm nên sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam.

Văn hóa Tây Bắc là một nền văn hóa giàu đẹp và đa dạng, với nhiềuđặc trưng riêng biệt của từng dân tộc. Những đặc trưng này đã tạo nên một nét đẹp văn hoá độc đáo cho vùng Tây Bắc. Các lễ hội truyền thống của người dân Tây Bắc còn là nơi gìn giữ và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống, đem lại sức sống mới cho vùng đất cao nguyên mùa xanh.

Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về những sự thật ít người để ý về vùng văn hóa Tây Bắc Việt Nam, hi vọng bài viết này đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về nền văn hóa này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Có thể bạn quan tâm:

Du lịch Hà Giang có gì? Hành trình 3 ngày khám phá điểm cực Bắc Việt Nam

Top 9 địa điểm du lịch Bắc Ninh đậm chất văn hóa lịch sử mà bạn không thể bỏ qua

Xu hướng du lịch trải nghiệm 2023: Vì sao ai cũng nên ít nhất 1 lần trải nghiệm?

Du lịch Sapa: 5 điều cần biết trước khi đặt chân tới Sapa, thị trấn sương mờ

Sinh viên thực hiện: Phạm Nguyên Bình

Mã sinh viên: 20050778

Lớp: QH-2020-E-KTQT CLC 5

Mã học phần: INE3104 2