Cơn buồn ngủ và 12 cách thức giúp ‘chiến thắng’

 Mặc dù đã trải qua một đêm ngủ dài nhưng rất nhiều người vẫn rơi vào tình trạng luôn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, uể oải vào buổi sáng hôm sau. Nếu muốn thức dậy mỗi ngày tràn đầy hứng khởi và tỉnh táo, thì đã đến lúc các bạn thay đổi một số thói quen dưới đây.

Cảm thấy buồn ngủ, uể oải trong lúc làm việc, học tập sẽ khiến hiệu quả công việc giảm sút. Buồn ngủ có thể báo hiệu do cơ thể thiếu dinh dưỡng cần thiết hay do áp lực của cuộc sống khiến bản thân căng thẳng, thậm chí trầm cảm.

Cơn buồn ngủ, uể oải khiến bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi, làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc và cuộc sống của bạn

I.   Các nguyên nhân nào gây buồn ngủ nhiều?

Theo các nhà nghiên cứu, chứng buồn ngủ nhiều cần phân loại thành nhóm nguyên phát hoặc thứ phát. Chứng buồn ngủ nhiều nguyên phát là một tình trạng thần kinh tự xảy ra và không rõ nguyên nhân cơ bản. Ngược lại, chứng buồn ngủ nhiều thứ phát xảy ra do hệ quả của một tình trạng bệnh lý có từ trước và thường chiếm đa số các trường hợp.

ảnh buồn ngủ
Cơn buồn ngủ, uể oải khiến bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi,

1.1 Chứng buồn ngủ nhiều thứ phát

Buồn ngủ nhiều mệt mỏi quá mức thường là thứ phát hoặc là một trong các triệu chứng của những tình trạng bệnh lý khác nhau, bao gồm:

  • Tình trạng bệnh lý: bệnh Parkinson, động kinh, suy giáp, đa xơ cứngvà thậm chí béo phì. Chứng buồn ngủ nhiều cũng có thể hình thành và tiến triển nặng dần do khối u não, chấn thương sọ não và các bệnh về hệ thần kinh trung ương.
  • Dùng thuốc hoặc chất gây nghiện: Một số loại thuốc an thần, rượu và sử dụng ma túy có thể gây ra chứng buồn ngủ. Thậm chí, buồn ngủ nhiềumệt mỏi cũng có thể là một triệu chứng của việc ngừng sử dụng các loại thuốc kích thích và một số loại thuốc hướng thần nhất định.
  • Hội chứng ngủ không đủ giấc: Đây có lẽ là nguyên nhân đơn giản và cơ bản nhất của chứng buồn ngủ mệt mỏi nhiều. Hội chứng ngủ không đủ giấc xảy ra khi một người liên tục không ngủ đủ giấc trong thời gian dài. Không dành đủ thời gian để ngủ, ngủ không sâu giấc hay lịch làm việc không ổn định, làm ca đêm thường khó đảm bảo đạt được giấc ngủ hiệu quả.
  • Các rối loạn tâm thần: Nhiều rối loạn tâm thần có thể khiến người bệnh buồn ngủ nhiều, mệt mỏi mãn tính, bao gồm trầm cảmrối loạn lưỡng cựcvà rối loạn cảm xúc theo mùa.

1.2 Chứng buồn ngủ nhiều nguyên phát

Chứng buồn ngủ nhiều nguyên phát mô tả tình trạng bất thường tự xảy ra và không phải là hệ quả theo sau bất kỳ một tình trạng nào khác. Theo đó, các nguyên nhân thường xảy ra tại thần kinh trung ương, bao gồm chứng ngủ rũ loại 1 và loại 2, hội chứng Kleine-Levin và chứng buồn ngủ vô căn.

  • Chứng ngủ rũ loại 1: Đây là một chứng rối loạn thần kinh mãn tính do không đủ lượng chất dẫn truyền thần kinh gọi là orexin. Mặc dù chứng ngủ li bì là một triệu chứng của chứng ngủ rũ loại 1, các triệu chứng khác bao gồm yếu cơ đột ngột, tê liệt khi ngủ và ảo giác.
  • Chứng ngủ rũ loại 2: Chứng ngủ rũ loại 2 bao gồm nhiều triệu chứng giống như loại 1, nhưng không bao gồm chứng ngủ li bì và không phải do mất orexin.
  • Hội chứng Kleine-Levin: Hội chứng Kleine-Levin được đặc trưng bởi các đợt tái phát của chứng trầm cảm cực độ xảy ra cùng với các rối loạn tâm thần, hành vi và thậm chí là tâm thần. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới trẻ tuổi và các đợt thường thuyên giảm trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 năm.
  • Chứng mất ngủ vô căn: Nếu một bệnh nhân buồn ngủ quá mức, không có biểu hiện phản xạ, không thấy sảng khoái bằng giấc ngủ ngắnhoặc ngủ chập chờn, thì có thể được chẩn đoán mắc chứng mất ngủ vô căn.
ảnh cô gái nằm ngủ
Có một số nguyên nhân khác nhau có thể gây buồn ngủ nhiều

II. Hiện trạng:

Mệt mỏi do thiếu ngủ làm bạn giảm khả năng kiểm soát căng thẳng, giảm khả năng ra quyết định, thiếu tập trung, giảm nhận thức, dễ cáu và thiếu kiên nhẫn với đồng nghiệp.

Không chỉ riêng bạn gặp tình trạng này đâu vì đây là chuyện rất thường ở bộ phận nhân viên công sở ngày nay. Một khảo sát gần đây của chuyên gia y tế Mỹ Jennifer Turgiss thực hiện với sự tham gia của 1.139 nhân viên thuộc ba công ty cho thấy 15% trong số họ thường xuyên ngủ gà gật trong giờ làm việc ít nhất một lần một tuần. Một khảo sát trước đó của Hiệp hội Giấc ngủ Quốc gia Mỹ cho thấy có đến 29% người tham gia khảo sát cho biết họ thường xuyên ngủ gà gật trong giờ làm, 36% buồn ngủ thậm chí ngủ gật trong lúc lái xe.

Nguyên nhân chính khiến họ gà gật trong những thời điểm cần phải tỉnh táo và tập trung là vì thiếu ngủ vào ban đêm. Theo khảo sát của chuyên gia Jennifer Turgiss, 85,2% cho biết họ thiếu ngủ vì nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng, 71,9% vì người chung giường làm họ khó ngủ, 68,6% vì sự ồn ào xung quanh, 52,8% vì đèn quá sáng, 40% vì nệm không thoải mái, 35,9% vì con cái làm phiền, 10,2% vì tác dụng của thuốc điều trị bệnh.

Theo chuyên gia Jennifer Turgiss, một đêm thiếu ngủ sẽ khiến bạn làm việc kém hiệu quả vào hôm sau. Mệt mỏi do thiếu ngủ làm bạn giảm khả năng kiểm soát căng thẳng, giảm khả năng ra quyết định, thiếu tập trung, giảm nhận thức, dễ cáu và thiếu kiên nhẫn với đồng nghiệp. Năm ngày thiếu ngủ liên tục sẽ làm giảm tốc độ chuyển hóa, đặc biệt ở phụ nữ. Nghiêm trọng hơn, thiếu ngủ còn dẫn tới nhiều vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng như suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì.

III. Giải pháp:

  • Ngoài uống trà, cà phê, một vài mẹo nhỏ sau sẽ giúp tinh thần bạn tỉnh táo, thoải mái hơn, giảm bớt cơn buồn ngủ để bắt đầu một ngày học tập, làm việc thật hiệu quả.
  • Luôn đi ngủ và thức dậy vào thời gian cố định
  • Ngủ nướng vào mỗi buổi sáng không làm bạn tỉnh táo hơn. Mà đáng tiếc là bạn sẽ có nguy cơ bị trễ xe bus, đi làm muộn, bạn phải vội vã hơn, gấp gáp hơn. Chắc chắn sự mệt mỏi lúc đầu giờ sẽ làm bạn càng muốn ngủ gục trên bàn nhất là khoảng thời gian nửa đầu buổi sáng.
2 trạng thái ngủ và tỉnh táo
sức khỏe cải thiện
  • Hãy cải thiện đồng hồ sinh học dần dần, dậy sớm hơn so với mốc thời gian cũ mỗi ngày 30 phút cho đến khi bạn có thể duy trì được đúng mốc thời gian 6h như mong muốn.Vì vậy, hãy tạo lập một thói quen ngủ nghỉ có khoa học. Cụ thể là ngủ đủ giấc từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm. Chúng ta nên duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định. Nếu ngày nào bạn cũng ngủ lúc 10 giờ và thức dậy lúc 6h, não bộ sẽ bắt đầu thiết lập đồng hồ sinh học để làm quen với việc này.
  • Uống một cốc nước lạnh
  • Khi chúng ta ngủ, cơ thể vẫn tiếp tục hấp thụ nước cho mọi hoạt động của các cơ quan. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang ngủ trong 8h liên tục mà không được bổ sung một giọt nước nào. Theo một nghiên cứu khoa học tại trường ĐH Tufts (2009) người ta đã chỉ ra rằng khi cơ thể thiếu đi 1 – 2% lượng nước cũng có thể làm ảnh hưởng tới trí nhớ và sự minh mẫn của não bộ. Vì vậy, chẳng còn gì tuyệt vời hơn là uống ngay một ly nước mát sau khi thức dậy. Để bù đắp cho phần đã thiếu hụt ngay trong đêm và đánh thức các chức năng của não bộ dần trở lại như ban đầu.
  • Đi tắm
  • Một cách chống buồn ngủ vào buổi sáng rất đơn giản đó chính là tắm mát. Nếu bạn có nhiều thời gian vào buổi sáng, hãy để toàn bộ cơ thể được thư giãn dưới làn nước mát, nó sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn nhiều so với việc chỉ rửa mặt bằng nước lạnh. Những tia nước xối xuống nhẹ nhàng sẽ massage cơ bắp thư giãn, góp phần kích thích quá trình lưu thông máu trong cơ thể, mang lại cảm giác sảng khoái và nhẹ nhàng để chuẩn bị cho ngày mới đầy bận rộn.
  • Ăn sáng đầy đủ
  • Để ngăn ngừa cơn buồn ngủ vào buổi sáng, thì bạn luôn nhớ đừng bao giờ bỏ bữa ăn sáng. Một bữa ăn sáng lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo, giàu các protein và carbohydrate phức tạp như sữa, sữa chua, trứng, phô mai, bánh mì, trái cây, bột yến mạch, ngũ cốc, các loại hạt… sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn nhiều đó!
  • Đối với bữa sáng nên tránh ăn đồ có quá nhiều đường và carb. Vì khi cơ thể hấp thu một lượng lớn insulin và glucose nó sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo lắng, bạn sẽ cảm thấy dễ mệt mỏi hơn là tỉnh táo. Ảnh: HeathplusVận động nhẹ nhàng
  • Tập thể dục vào buổi sáng là cách rèn luyện rất tốt để cơ thể năng động hơn cũng là cách chống buồn ngủ vào buổi sáng hiệu quả. Tất nhiên, bạn chỉ cần 10 phút đi dạo hoặc một vài động tác nhẹ nhàng là đã đủ tốt để làm cho trí não “ngập tràn” endorphin – cung cấp oxy và dưỡng chất cho các tế bào trong cơ thể. Thêm oxy cho các mô của bạn có nghĩa là tim và phổi của bạn sẽ hoạt động tốt hơn và cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn trong suốt cả ngày.

Tất cả những mẹo trên chỉ giúp phần nào giảm, quên đi cảm giác buồn ngủ, khiến tinh thần thoải mái, tỉnh táo hơn. Cách tốt nhất để không cảm thấy buồn ngủ vào buổi sáng đó chính là không thức khuya, ngủ đủ giấc khoảng 7 đến 8 tiếng vào buổi tối.

Nếu bạn thấy mình đã áp dụng tất cả các cách hết buồn ngủ nhưng vẫn không thể tỉnh táo được, đã đến lúc bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về giấc ngủ. Bạn có thể bị rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn như buồn ngủ quá mức hoặc chứng ngủ rũ cần được điều trị. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp bạn điều trị rối loạn giấc ngủ.

Giấc ngủ chiếm đến 2/3 thời gian trong một ngày nên bạn cần đầu tư chăm sóc để cơ thể phục hồi sức khỏe. Nếu bạn có thói quen thức khuya hay mất ngủ vì lo lắng quá nhiều thứ, cảm giác buồn ngủ sẽ ghé thăm bạn nhiều hơn vào ban ngày. Vì thế, cách hết buồn ngủ lâu dài chính là thói quen đi ngủ lành mạnh và khả năng kiểm soát stress của bạn đấy!

một số bài viết tham khảo:

https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/thuong-xuyen-buon-ngu-ban-ngay-dau-hieu-canh-bao-mot-so-benh-nguy-hiem

https://hellobacsi.com/suc-khoe/trieu-chung/buon-ngu-nhieu/

https://suckhoetoandan.vn/p/5d11952d33308510653a72b2

https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/buon-ngu-nhieu-met-moi-la-benh-gi/

một số nội dung liên quan:

6 lợi ích tuyệt vời chỉ dành cho những tín đồ chủ nghĩa tối giản (Minimalism)

Top 5 cách thuyết trình tự tin trước đám đông

Thương Lan Quyết, Extraordinary Attorney Woo và hội hắc mã truyền hình Hoa – Hàn đỉnh nhất 2022!

LỐI SỐNG XANH ĐẾN TỪ ĐIỀU GIẢN ĐƠN – Bạn đã biết 1 số cách bảo vệ môi trường bằng lối sống xanh ?